Trump muốn ký nhiều hiệp định thương mại để kiềm chế Trung Quốc
Chuyển hướng sang Thái Bình Dương
Sau khi chốt các thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, Canada và Mexico, Tổng thống Donald Trump đang bắt tay vào một kế hoạch mới: tái thiết lập quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương thông qua một loạt các thỏa thuận thương mại song phương.
Ông Trump, người đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại với 11 quốc gia khác (CPTPP- Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dường) mà ông gọi là “trục lợi từ của đất nước chúng ta”, hiện đang tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại sâu sắc hơn với một số quốc gia trong CPTPP, cũng như Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh.
Chính quyền Trump chống Trung Quốc toàn diện
Nhưng trong khi mục đích của CPTPP là khuyến khích Trung Quốc thực hiện các cải cách về kinh tế và cấu trúc rộng rãi, một ngày nào đó sẽ giành được một vị trí trong hiệp định thương mại, ông Trump xem các thỏa thuận song phương mới này nhằm kiềm chế Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị.
Nhà Trắng đã thông báo chính thức cho Quốc hội trong tuần này rằng sẽ bắt đầu đàm phán thương mại với Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh. Và chính quyền Trump cũng có ý định về các hiệp định thương mại tự do với Philippines và Việt Nam, như một phần nỗ lực của mình để kiềm tỏa Trung Quốc.
Trung Quốc đang chạy đua với kế hoạch riêng cho một khu vực thương mại tự do hơn ở châu Á thông qua Quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), điều này sẽ làm giảm mạnh thuế quan thương mại trong khu vực châu Á, buộc thị trường châu Á chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiệp ước do Trung Quốc hậu thuẫn đang hình thành như một thỏa thuận thương mại khá hẹp. Không giống như CPTPP hoặc các hiệp định thương mại tự do song phương được hình thành bởi chính quyền Trump, nó sẽ không áp đặt các tiêu chuẩn lao động tối thiểu hoặc các hạn chế đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Trump và ông Duterte, Tổng thống Phillipines. |
Chính quyền Trump xem lao động, sản xuất và các nhượng bộ khác mà họ giành được trong Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), thay thế Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ, làm mẫu cho các giao dịch thương mại trong tương lai, đặc biệt là với châu Á.
Trong số các điều khoản quan trọng nhất Nhà Trắng muốn nhân rộng trong các hiệp định trong tương lai là áp đặt các giới hạn về khả năng của các đối tác thương mại để đạt các thỏa thuận riêng biệt với Trung Quốc.
Hiệp ước mới với Mexico và Canada đã hạn chế nghiêm trọng khả năng của họ để đạt được các hiệp định thương mại tự do riêng biệt với một nền kinh tế phi thị trường - một điều khoản rõ ràng nhắm tới Bắc Kinh. Việc đàm phán điều khoản tương tự trong các thỏa thuận với các nước láng giềng của Trung Quốc có thể đặt ra một thách thức đặc biệt đối với những nỗ lực của Bắc Kinh để gắn chặt hơn với các quốc gia châu Á khác.
Chính quyền Trump cũng muốn đàm phán lại các hiệp định thương mại để đảm bảo các điều khoản có lợi cho nước Mỹ. USMCA có thời hạn cố định là 16 năm, có nghĩa là Mỹ có thể yêu cầu một đợt nhượng bộ thương mại khác khi hết hạn. Sự nhấn mạnh về đàm phán lại một phần xuất phát từ kinh nghiệm ma Mỹ học từ Trung Quốc, nước đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với các điều khoản được điều chỉnh dành cho các nước đang phát triển. Kể từ đó, nó đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới nhưng vẫn giữ nguyên các quy định cho phép nó duy trì các rào cản lớn đối với hàng nhập khẩu.
USMCA cũng khiến các doanh nghiệp nhà nước, trong đó đa phần là Trung Quốc không còn được hưởng lợi mức thuế ưu đãi. Và nó cũng có một lệnh cấm thao túng tiền tệ. Ông Trump đã nhiều lần cáo buộc một số đối tác thương mại, bao gồm cả châu Âu và Trung Quốc, giả làm suy yếu tiền tệ của họ để làm cho xuất khẩu rẻ hơn.
Thành công còn là dấu hỏi
Liệu chính quyền Trump có thể đưa các các điều khoản như vậy trong các hiệp thương mại trong tương lai hay không thì vẫn còn phải chờ. Nhưng ông Trump, vốn phấn khởi bởi "chiến thắng" thương mại gần đây với Mexico và Canada, đang muốn áp dụng chúng với các đối tác thương mại khó khăn hơn.
Thương mại các nước ở châu Á, phần lớn là sang Trung Quốc |
Kế hoạch của ông Trump chắc chắn sẽ vấp phải nhiều phản đối từ các nước. Đầu tuần trước, Cecilia Malmstrom, ủy viên thương mại châu Âu, cho biết Mỹ “đã không thể hiện bất sự quan tâm lớn nào” tới một đề nghị của Brussels để bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận hạn chế tập trung vào hàng công nghiệp. Bà nói: “Quả bóng ở trong sân của họ”.
Nguồn New York Times