First Post

 
Bá Ước Thứ Tư | 28/02/2018 09:38

Trump đang "đá phản lưới nhà" với chính sách thương mại

Trump đã bảo vệ vài nhà sản xuất năng lượng mặt trời ở Mỹ (một trong số đó do Trung Quốc sở hữu) nhưng lấy đi 23.000 công việc của người Mỹ.

Bài viết thể hiện quan điểm của Ông Ryan Hass, chuyên gia về Chính sách quốc tế của Viện Brookings.

Chính quyền của Trump đang tiến gần tới việc “ghi bàn thắng vào lưới nhà” vào nền kinh tế Mỹ, với chiến lược thương mại hiện nay ở châu Á. Giống như khi bạn ghi bàn thắng cho đối thủ của mình trong bóng đá, "bàn đá phản lưới nhà" trong thương mại quốc tế xảy ra khi một quốc gia có hành động gây tổn hại cho mình và tạo lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh.

Trọng tâm của chương trình thương mại của chính quyền Trump ở Châu Á là tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương, làm tăng sự cân bằng trong thương mại với Trung Quốc, đồng thời đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự với Hàn Quốc (KORUS). Cho đến nay, những gì nước Mỹ thu được từ những việc này là tiêu cực và xu hướng tệ hơn.

Các thỏa thuận thương mại song phương (FTAs)

Trump đã trở thành tổng thống nhờ hứa hẹn sẽ ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương hơn là hiệp định thương mại đa phương như Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 quốc gia. Ông đã không thể thực hiện những cam kết vì ít nhất năm lý do:

Thứ nhất, việc Trump rút khỏi TPP và mong muốn được rút khỏi KORUS và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã nhấn mạnh sự không ổn định trong cam kết của ông đối với các thỏa thuận hiện tại, thậm chí với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ.

Thứ hai, ông Trump áp dụng đường lối đòi hỏi tối đa, kiên quyết, hoặc là chấp nhận hoặc không để thương lượng lại NAFTA và KORUS, khiến bất kỳ nước nào cũng có cảm giác lạnh gáy khi xem xét đàm phán thương mại với Washington.

Thứ ba, ông Trump thất bại trong việc đánh giá tính chất sự hội nhập của chuỗi giá trị ở châu Á, làm giảm ý nghĩa của các hiệp định thương mại tự do song phương.

Trump dang
 

Thứ tư, Trump đã biện minh rằng ông muốn sử dụng các hiệp định thương mại để loại bỏ thâm hụt thương mại song phương, trái với việc tập trung vào tiếp cận thị trường. Cách tiếp cận sai lầm này bỏ qua rằng một điều rằng cán cân thương mại bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Hậu quả là, các đối tác đàm phán tiềm năng cảm thấy bị trở ngại, biết rằng họ sẽ lại là mục tiêu của các hành động thương mại của Mỹ khi các FTA không mang lại thương mại cân bằng.

Và thứ năm, Trump đánh giá thấp khả năng các đối tác thương mại châu Á của nước Mỹ vì họ có các lựa chọn khác (với Trung Quốc, 11 thành viên còn lại của TPP và với châu Âu).

Hiệu quả của chính sách thương mại nước Mỹ trên hết của ông Trump là nhiều đối tác thương mại thân cận nhất của Mỹ ở châu Á đang đẩy mạnh các nỗ lực để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trong khi Mỹ đứng bên lề.

Trung Quốc

Với Trung Quốc, những gì đã xảy ra là rất phiền toái. Trong tháng vừa rồi, chính phủ Trump đã công bố mức thuế đối với pin mặt trời và mô-đun nhập khẩu, chính quyền Trump đã bảo vệ một vài nhà sản xuất năng lượng mặt trời ở Mỹ, một trong số đó là do Trung Quốc sở hữu, và lấy đi khoảng 23.000 công việc của người Mỹ. Động thái này dường như đã gây ra sự trả đũa của Trung Quốc đối với các nhà sản xuất lúa miến Mỹ, ở Trung và Tây nước Mỹ, nơi xuất khẩu 79% sản phẩm của họ sang thị trường Trung Quốc. Bảo vệ một công ty do người Trung Quốc làm chủ bằng cách lấy đi việc làm của người lao động Mỹ rõ ràng là một bàn đá phản lưới nhà.

Trump dang
 

Quyết định thương mại lớn tiếp theo của Trump với Trung Quốc là sử dụng an ninh quốc gia làm cơ sở để bảo vệ ngành sản xuất thép và nhôm của Mỹ. Lý do an ninh quốc gia cho một phát hiện như vậy là rất thiếu thuyết phục. Các cựu quan chức khác của Hội đồng cố vấn kinh tế, đảng Cộng hòa và Dân chủ bày tỏ  sự quan ngại. Trong một bức thư gửi ông Trump, họ đã nêu lý lẽ rằng những nỗ lực trước đây để sử dụng lý do an ninh phục hồi ngành thép đã thất bại. Và bây giờ, bằng cách áp dụng các rào cản thuế đối với mặt hàng thép, Trump sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ bằng cách tăng chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất, giảm việc làm trong sản xuất, tăng giá sản phẩm với người tiêu dùng Mỹ.

Trên thực tế, dù các biện pháp bảo hộ có được thực thi một cách thận trọng đến mức nào, thuế quan sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tác ngoại giao quan trọng nhất của Mỹ, những nước mà Mỹ nhập khẩu phần lớn thép - như Canada, Mexico, Đức, Hàn Quốc và Việt Nam chứ không phải Trung Quốc, nước mà chúng ta nhập khẩu rất ít thép.

Hậu quả của việc xa lánh các đối tác sẽ trở nên rõ ràng khi Nhà Trắng thay đổi ý định và yêu cầu họ hỗ trợ (hoặc không phản đối) việc Mỹ sử dụng các công cụ thương mại đơn phương ỹ để ép Trung Quốc loại bỏ các chính sách phân biệt đối xử. Tổng thống đã viễn dẫn đến mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 để đơn phương tìm kiếm các biện pháp khắc phục các hành vi thương mại không lành mạnh của Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra nhiều rủi ro:

Thứ nhất, một động thái như vậy gần như chắc chắn sẽ làm dấy lên cuộc trả đũa của Trung Quốc, từ đó sẽ có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thương mại.

Thứ hai, hành động đơn phương như vậy sẽ tạo ra một lỗ hổng cho hệ thống thương mại quốc tế hiện tại, mà nhiều nước khác sẽ tham gia. Điều này có nguy cơ làm mất đi hiệu lực của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay.

Thứ ba, nếu không có sự ủng hộ của các đối tác ở châu Âu và châu Á thì có nhiều khả năng họ sẽ trở thành những đối tác thay thế với Trung Quốc trong một cuộc chiến thương mại. Nước Mỹ nên nghĩ về cảnh về máy bay Airbus thay thế máy bay Boeing, và thịt bò Úc thay cho xuất khẩu thịt bò Mỹ. Đây cũng là một bàn đá phản lưới nhà.

Hàn Quốc

Tiếp theo là Hàn Quốc. Trump đã phát động một cuộc tấn công vào KORUS - nền tảng kinh tế của mối quan hệ Washington-Seoul - vào thời điểm liên minh đang đứng chức áp lực chưa từng có do các chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Những nỗ lực của Trump nhằm buộc Seoul phải chấp nhận các yêu cầu về thương mại của mình đã lấy đi thiện chí của hai bên mà không mang lại lợi ích cho bất kỳ nhà xuất khẩu nào của Mỹ.

Đừng để bị bỏ lại phía sau

Trong khi những nỗ lực này là sai lầm, không làm gì cả không phải là một lựa chọn khả thi. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang tiến tới với sự hội nhập kinh tế của riêng mình, có hoặc không có sự tham gia của Mỹ. Mỹ nên tìm cách khai thác những sáng kiến ​​hội nhập khu vực để thiết lập các tiêu chuẩn cao về tự do hóa thương mại và đầu tư để thúc đẩy lợi thế so sánh của Mỹ.

Trump dang
 

Điều này sẽ nhắm đến ít nhất 2 mục tiêu: Thứ nhất, để mở rộng cơ hội xuất khẩu cho các khu vực năng động nhất của Mỹ; và thứ hai, để cho khu vực này thấy rằng Mỹ đã sẵn sàng để đạt được thỏa thuận cùng có lợi để đưa ra các lựa chọn hội nhập kinh tế thay thế khi các nước đang ngày một trở nên phụ thuộc hơn bao giờ hết vào Trung Quốc.

Cuối cùng, mục tiêu của các nỗ lực của Mỹ ở châu Á là nhằm thúc đẩy một cấu trúc kinh tế mở và hội nhập mà các công ty Mỹ có thể cạnh tranh một cách công bằng với các công ty trên khắp khu vực. Bằng cách thiết lập một tầm nhìn khẳng định và sau đó thu hút sự ủng hộ của khu vực cho tầm nhìn này, Mỹ sẽ cải thiện khả năng tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ, các nhà sản xuất, nông dân, ngư dân và chủ trang trại để cạnh tranh.

Tổng thống Trump đã cho thấy sự ủng hộ cho chiến lược như vậy. Ông thể hiện sự cởi mở tại Davos về  tương lai của Mỹ với Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Bây giờ là lúc để các cố vấn của Tổng thống Trump và Nghị sĩ quốc hội nuôi dưỡng và khuyến khích những điều trên, như điều mà 25 thượng nghị sĩ gần đây đã làm trong một bức thư gửi Tổng thống. Việc đưa ra một thoả thuận thương mại tầm khu vực đặt ra các tiêu chuẩn cao và hỗ trợ các công nhân Mỹ sẽ là một kết quả xứng đáng với tham vọng của một vị tổng thống quyết tâm đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.