Chủ Nhật | 06/04/2014 10:14

Trục trặc với châu Âu, Nga chuyển hướng về châu Á

Với nền kinh tế chao đảo cộng với phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ và châu Âu, Nga điều chỉnh chính sách quay về hướng đông.
Khi quan hệ giữa Nga với châu Âu trở nên căng thẳng, Thống đốc Yamal-Nenets Dmitry Kobylkin có lẽ sẽ cảm thấy lo lắng. Đây là một trong những khu vực giàu tài nguyên của Nga - nhưng cũng là nơi phụ thuộc nhiều nhất vào việc bán dầu và khí đốt sang châu Âu.

Tuy nhiên, ông Kobylkin tỏ ra lạc quan khi nói về mối quan hệ với Trung Quốc. Ông nói: "Trung Quốc cần khí đốt và một đối tác có thể cung cấp khí đốt trong ít nhất 200 năm. Nga có thể làm điều đó. "

Với nền kinh tế đang chao đảo bởi cuộc khủng hoảng địa chính trị, Moscow đang chuyển hướng châu Á để tìm kiếm sự trợ giúp. Bộ trưởng kinh tế Alexei Ulyukaev nói: " Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương là trung tâm của tăng trưởng kinh tế thế giới. Chúng tôi đã không tích cực phát triển hợp tác với khu vực này như chúng tôi mong muốn. "

Thương mại của Trung Quốc , Nhật Bản và Hàn Quốc với Nga đạt là 150 tỷ USD vào năm ngoái - ít hơn ba lần so với châu Âu. Ba nước Đông Nam Á chỉ chiếm 6.1 tỷ USD trong 496 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga cuối năm 2012.

Ông Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng cho biết: “ Tổng thống Vladimir Putin từ lâu đã nói về việc chuyển hướng sang phía đông. Cuộc khủng hoảng tại Ukraina là minh chứng về ý thức hệ cho việc tiến về phía trước nhanh hơn. "

Nhưng việc này dường như khó khăn hơn vẻ vốn có. "Chúng tôi đang tìm kiếm nhưng không có gì ngoài một định hướng chiến lược phức tạp ", ông Mikhail Titarenko, giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Học viện Khoa học Nga nói. “ Những quan chức cao cấp trong nước thích nói về Nga như một quốc gia trải khắp từ châu Âu đến Kamchatka , nhưng không lại bao giờ hứng thú vơi những việc xảy ra bên ngoài Urals . "

Cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên là hợp đồng bị trì hoãn dưới tên của công ty nhà nước Gazprom, nơi dự kiến sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào thứ Ba tới.

Theo các nguồn tin từ Nga, Moscow hiện nay cần đạt được một thỏa thuận trước khi gặp khó khăn vì vấn đề giá cả. Nhưng họ rất tự tin về một thỏa thuận sẽ được ký kết khi ông Putin đến thăm Bắc Kinh vào tháng tới. Một quan chức Nga cho biết : "Chúng tôi có thể đưa ra một thỏa thuận lớn hơn bao gồm vai trò của Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Siberia và Viễn Đông ". Các dự án có thể bao gồm phát triển của ba mỏ than và hiện đại hóa hệ thống đường sắt ở Siberia.

Các nhà phân tích Nga tin rằng Moscow sẽ phải chấp nhận vai trò của Trung Quốc như một chủ đầu tư .Theo lời ông Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow: "Trung Quốc muốn có một quan hệ đối tác năng lượng, trong đó họ có thể nắm giữ cổ phần trong dự án chứ không chỉ đơn thuần là người mua ". Moscow cũng hy vọng có sự hỗ trợ chính trị của Trung Quốc trên trường quốc tế .

Nhưng bất kỳ sự hợp tác nào cũng cần được cân nhắc kĩ càng và có tồn tại hạn chế. Một trong yếu tố chính trong cuộc đối thoại của Nga chính là sự lo ngại Trung Quốc, với dân số 1,3 tỷ và quá ít đất canh tác, có thể tàn phá sâu rộng nguồn tài nguyên giàu có cùng dân số ít ỏi ở Siberia.

Hơn nữa, với hành động lịch sử của Trung Quốc năm 1972 khi đứng về phía Mỹ chống lại Liên Xô đã để lại Moscow với sự mất lòng tin sâu xa của nước láng giềng .

Huang Ping, chuyên gia Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định " rất khó khăn cho Trung Quốc để có thể bắt tay với Putin và hòa hợp với Mỹ và EU cùng một lúc nhưng ... đó là những gì Bắc Kinh hy vọng sẽ làm . "

Moscow cũng đang cố gắng cân bằng quan hệ của mình với Trung Quốc và các nước châu Á khác. Ông Trnin phát biểu: " Nhật Bản đang được coi như quốc gia của công nghệ, Hàn Quốc là quốc gia đầu tư ". Nga đang đàm phán cấp cao với Việt Nam về hiệp định thương mại gắn liền với liên minh thuế quan và lôi kéo Ấn Độ tham gia vào một loạt các dự án hợp tác kinh tế .

Nhật Bản cũng bày tỏ sự quan tâm tới việc chuyển hướng của Nga vì điều này gắn liền với lợi ích cạnh tranh của nước này. Tokyo dự kiến sẽ cùng với Mỹ thực hiện biện pháp trừng phạt Nga nhưng nước này hiện đang cố gắng trì hoãn nhằm tránh tạo ra tranh cãi mới về một số ít các hòn đảo về phía bắc, nơi diễn ra tranh chấp với Nga .

Một nhà ngoại giao Nhật Bản tại Moscow nói: "Chúng tôi đã có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Hàn Quốc và chúng tôi thực sự không muốn mở rộng mặt trận tranh chấp với Nga. Chúng tôi cũng không thích thú ý tưởng của Nga chạy đến vòng tay của Trung Quốc như một kết quả từ sự cố với phương Tây".

Với cái gật đầu từ đồng minh Mỹ, Nhật Bản đã trì hoãn chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao của mình tại Moscow. Nhưng kế hoạch mời ông Putin đến thăm Tokyo vào mùa thu này vẫn còn có thể diễn ra.

Các nhà phân tích tin rằng tình trạng hiện nay có thể tạo ra cơ hội cho Moscow và Tokyo giải quyết tranh chấp quần đảo giữa họ. Ông Lukyanov nhận định: "Sau khi nắm giữ được Crimea , ông Putin có thể đủ khả năng để làm bất cứ điều gì".

Nguồn Gafin


Sự kiện