Xuất khẩu đậu nành từ Brazil sang Trung Quốc tăng mạnh kể từ khi thương chiến nổ ra. Ảnh: Reuters.

 
Thanh Bách Chủ Nhật | 07/07/2019 13:00

Tròn một năm thương chiến, bức tranh thương mại toàn cầu đã thay đổi ra sao?

Thương chiến Mỹ - Trung là nguyên nhân khiến xuất khẩu từ nước này qua nước kia bị sụt giảm khoảng 20 tỷ USD, tính tới thời điểm hiện tại.

Các công ty Mỹ và Trung Quốc cũng muốn sắp xếp lại chuỗi cung ứng và chuẩn bị cho một đợt sự dịch chuyển sản xuất lớn trong bối cảnh thương mại toàn cầu hiện nay.

Cuộc chiến thương mại bắt đầu vào 6/7/2018 khi Mỹ áp thuế 25% lên 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái trên đã khiến Trung Quốc trả đũa và Mỹ tiếp tục áp nhiều mức thuế trừng phạt khác. Mặc dù 2 bên đã nối lại đàm phán thương mại, nhưng vấn đề tranh chấp cốt lõi giữa 2 nước sẽ khó mà được giải quyết.

Thương mại của cả 2 quốc gia này cũng đã phải chịu tổn thất lớn từ thương chiến. Khi xem xét đến việc suy giảm khối lượng xuất khẩu của từng mặt hàng bị áp thuế tính đến tháng 4 vừa qua, mức độ thiệt hại đã trở nên rõ rệt hơn.

Dữ liệu thương mại cho thấy, hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị áp thuế giảm 14%, với giá trị 18 tỷ USD. Con số này tương đương với 3% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc tới Mỹ.

Mỹ thiệt hại nặng nề hơn, khi kim ngạch xuất của nước này giảm 38% (tương đương 23 tỷ USD). Mức sụt giảm này tương đương với 15% tổng mức xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc.

Mức thuế quan 25% hiện tại đang được áp lên gần 50% xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và 70%  xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc.

Ông Gary Clyde Hufbauer, chuyên gia tại Viên Nghiên cứu Kinh tế Thế giới Peterson, cho rằng Trung Quốc đã áp thuế chủ yếu lên các sản phẩm nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch của Mỹ và những mặt hàng trên dễ tìm nguồn thay thế từ các nước khác. Trong khi đó, các mặt hàng từ Trung Quốc xuất sang Mỹ là những mặt hàng đặc thù không dễ tìm nguồn thay thế từ các nước khác với giá thành rẻ.

Các mặt hàng Trung Quốc bị Trump áp thuế chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp sử dụng cho các mục đích đặc biệt như van giảm áp, cáp điện, mạch tích hợp và cầu chì. Tất cả các mặt hàng trung gian của Trung Quốc đều là một phần trong chuỗi cung ứng cho hầu hết cho tất cả các sản phẩm công nghiệp.

Các nhà sản xuất chế tạo Trung Quốc vẫn đang chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các công ty sản xuất hàng điện tử lớn như Goertek, phụ trách sản xuất Airpod cho Apple đã bắt đầu xây dựng nhà máy của họ tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam với giá là 260 triệu USD.

Tron mot nam thuong chien, buc tranh thuong mai toan cau da thay doi ra sao?
Thuế quan ảnh hưởng tới Mỹ trước, khi xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 7 năm ngoái, trong khi phải tới tháng 9/2018, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ mới bắt đầu giảm. Ảnh: Nikkei Asian Review.

 Khi mà các công ty sản xuất chế tạo tăng dịch chuyển sản xuất để tránh thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc sẽ cảm nhận nỗi đau ngày càng lớn.

Một vài quốc gia rất e ngại nguy cơ bị kéo vào cơn lốc thuế quan. Trong tháng 5 vừa qua, ông Francisco Turra, Chủ tịch của Brazillian Animal Protein Association (một tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất và xuất khẩu gà của Brazil), nhận điện thoại của Đại sứ quan Ả Rập Saudi. Người thực hiện cú điện thoại bày tỏ sự lo lắng của chính phủ Ả Rập Saudi rằng xuất khẩu thực phẩm từ Brazil sang đất nước vùng Trung đông có thể sẽ giảm vì Brazil phải tăng cường xuất khẩu thực phẩm của nước này cho Trung Quốc một cách nhanh chóng.

Thương chiến đã thay đổi mạnh mẽ viễn cảnh thị trường nghành nông nghiệp. Trong giai đoạn từ tháng 7 năm trước tới tháng 4 năm nay, xuất khẩu đậu nành của Brazil và những loại hạt dầu khác vào Trung Quốc tăng 48% trong năm và xuất khẩu của Canada vào Trung Quốc tăng 52%.

Một vài chuyên gia cho rằng Brazil đã mở rộng diện tích nông nghiệp thêm 13 triệu mét vuông chỉ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc. Diện tích đất này tương đương với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Hy Lạp.

Trong khi xuất khẩu nhiên liệu của Mỹ bao gồm khí gas tự nhiên hóa lỏng, giảm gần 50% sau khi Trung Quốc áp thuế 25%, xuất khẩu năng lượng của Ả Rập Saudi sang Trung Quốc tăng 51% và Nga tăng 40%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam, Mexico và Hàn Quốc đang tăng cường xuất khẩu các dụng cụ điện tử và máy móc cho Mỹ, thay thế các nhà cung ứng từ Trung Quốc vốn đang hứng chịu thuế quan. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 20% từ tháng 7/2018 tới tháng 4/2019, khi Mỹ bắt đầu áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.

Một nhà phân tích của Nomura Holdings cho rằng “Việt Nam đang hưởng lợi nhiều nhất từ thương chiến Mỹ - Trung.”

Nhưng cũng có những rủi ro căng thẳng. Một số nhà quan sát thị trường cho rằng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể bao gồm cái gọi là là “xuất khẩu đường vòng”, khi Trung Quốc giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam và xuất sang Mỹ.

► Vẫn còn câu hỏi lớn sau khi Mỹ - Trung ngừng leo thang thương chiến

► Trung Quốc: Sẽ là chặng đường dài để đi đến một thỏa thuận thương mại