Triều Tiên phân chia địa vị xã hội như thế nào?
Đó là ở Hàn Quốc, vậy "tầng lớp trung lưu" ở Triều Tiên được định nghĩa như thế nào?
Theo Im Kyong-hun, người từng đào thoát sang Nam Hàn từ Nampo vào năm 2008, "ở Triều Tiên, các hộ gia đình không phải lo lắng về chuyện ăn uống sinh hoạt có 2 điểm chung: 1 là họ sở hữu tiêu chuẩn 5-5 và có khả năng tiếp cận nguồn ngoại tệ".
"Các gia đình có tiêu chuẩn 5-5 có nghĩa gia đình họ sở hữu 5 loại đồ nội thất và 5 loại thiết bị. 5 đồ nội thất bao gồm giá giày, tủ quần áo, tủ chăn màn, chạn để bát và giá sách, 5 loại thiết bị gồm có tivi, tủ lạnh, đầu quay video, quạt và máy giặt", bà Im nói.
Ở Nampo có thể bắt được khá tốt sóng truyền hình của Hàn Quốc, do đó trong số 5 thiết bị, tivi luôn được coi là tối quan trọng nhất.
Bà Im cho biết thêm: "Để mua được thực phẩm, một người Triều Tiên phải có quen biết với những cá nhân ở nước ngoài có khả năng tiếp cận nguồn ngoại tệ và gửi về nước. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với nguồn ngoại tệ, đồng nghĩa người đó cũng phải có địa vị xã hội rất tốt".
Ở Triều Tiên, các nhóm người được phân chia dựa trên vị thế chính trị và nền tảng gia đình. Một người sinh ra trong gia đình có địa vị cao cũng đồng nghĩa có cơ hội thành công lớn hơn và có cuộc sống no đủ hơn.
Mặc dù yêu cầu trước tiên của một gia đình trung lưu Triều Tiên là phải có cái ăn cái mặc, song bà Im cho rằng nó còn bao gồm nhiều tiêu chí khác như giải trí và triển vọng cuộc sống.
Một cư dân Triều Tiên khác, bà Yu Ok-jin, cũng đào thoát sang Hàn Quốc năm 2011, thì không đồng ý với ý kiến của bà Im. Theo người này, "có đủ gạo để ăn" là tiêu chí chính để phân biệt một hộ gia đình trung lưu ở Triều Tiên. Bà Yu cũng cho rằng triển vọng cuộc sống tương lai không thể phản ánh được liệu gia đình đó có thuộc tầng lớp trung lưu hay không.
Mặc dù khá trái ngược nhau, song cả bà Im và Yu đều công nhận một trong những yếu tố quyết định đẳng cấp của một hộ gia đình Triều Tiên là "không phải lo lắng về cái ăn".
Nguồn Newfocusintl/Dân Việt