Chủ Nhật | 25/05/2014 08:25

Triển vọng tăng trưởng Đông Á

Đông Nam Á có nhiều cơ hội để tăng trưởng và có thể trở thành động cơ tăng trưởng của thế giới.
Đây là quan điểm chung của các đại biểu tham gia diễn đàn kinh tế thế thế giới khu vực Đông Á lần này nhìn chung thống nhất rằng Đông Nam Á có nhiều cơ hội để tăng trưởng và có thể trở thành động cơ tăng trưởng của thế giới. Tuy vậy, đang có một số những rào cản đối với khả năng phát triển của khu vực: đó là tranh chấp trên biển Đông, cũng như bất ổn chính trị tại Thái Lan- những yếu tố phản ánh sự mong manh cho viễn cảnh tươi sáng của khu vực.

“Chúng ta cần ổn định và hòa bình trong khu vực. Từ quan điểm của một nhà đầu tư, đó là yêu cầu số 1”, Victor L.L.Chu, chủ tịch của Tập đoàn đầu tư First Eastern nói.

Ngoài ra, nhiều quốc gia trong kh vực cũng đối mặt với những thách thức giống nhau, đó là yêu cẩu phải cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư vào giáo dục và đơn giản hóa các luật lệ. Việc phát triển cả cơ sở hạ tầng cứng như cảng biển, đường xá và sân bay – cũng như hạ tầng mềm cho lực lực lao động đang phát triển của khu vực có thể làm gia tăng tính nối kết trong cộng đồng ASEAN.

Theo Anthony F. Fernandess, Tổng giám đốc của AirAsia, “tiềm năng của cộng đồng kinh tế ASEAN là rất lớn”. Nhưng để phát huy được tiềm năng này thì đòi hỏi không chỉ là việc phải giảm các rào cản về luật lệ tới tự do thương mại mà còn phải dỡ bở những rào cản “vô hình”, ông Fernandes nói.

Gần đây, Philippines đã tập trung vào vấn đề giảm tham nhũng và cải thiện hiệu quả quản trị nhà nước như một chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tính kết nối trong khu vực. “Câu chuyện của 4 năm qua là câu chuyện về phục hồi”, Cesar V.Purisima, Bộ trưởng tài chính của Philippines nói “ Quản trị là nhân tố quan trọng nhất”.

Indonesia cũng đã thực hiện các cuộc cải cách kinh tế và chính trị quan trọng, đặc biệt là giảm trợ cấp năng lượng và gia tăng lãi suất. Muhamad Chatib Basri, Bộ trưởng tài chính của Indonesia nói: “Điều đầu tiên chúng ta cần làm là đảm bảo ổn định chính trị. Kế đến là vân đề cơ sở hạ tầng”, ông nói.

Một thách tồn tại đối với tăng trưởng trong dài hạn là tình trạng bất bình đẳn thu nhập day dẳng. “Bất bình đẳng thu nhập ngày càng tệ hơn trên thế giới trong 30 năm qua,”, Lee Il-Houng, đại sứ quan hệ quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc nói.

Ông Lee cho rằng những vấn đề về cấu trúc này đòi hỏi những cải cách hệ thống quan trọng. Trên khía cạnh khác, ông Lee lưu ý cần phải có những phát minh để cải thiện hiệu quả năng lượng và nâng cao vai trò của tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình.

Cuộc bất ổn chính trị gần đây tại Thái Lan cũng dấy lên câu hỏi về rủi ro đầu tư trong khu vực. Các đại biểu cho rằng cộng đồng ASEAN cần có những liên kết chắn chặt chẽ nữa để các công ty có thể tái phân bổ và tiếp cận tài nguyên dễ dàng hơn để chống lại các cú sốc.
Nguyễn Sơn

Nguồn Theo DVO


Sự kiện