Trần nợ Mỹ được giải quyết, các thị trường chứng khoán mới nổi có tăng vọt?
Trong giai đoạn từ 21/5 đến 30/8, các thị trường mới nổi mất đi tới 12% do những bất ổn kinh tế vĩ mô trong khi các thị trường phát triển chỉ mất 3%, điều này dựa trên diễn biến của chỉ số chứng khoán MSCI thị trường mới nổi và MSCJ toàn cầu. Ông Condon lưu ý thêm những thị trường ông kỳ vọng tăng mạnh nhất là Indonesia, Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc.
Lưỡng viện Mỹ đã thông qua dự luật chấm dứt bế tắc tài chính ngay trước hạn chót. Dưới thỏa thuận này chính phủ có thể hoạt động tới 15/1/2014 và hạn chót nâng trần nợ kéo dãn sang ngày 7/2/2014. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là một rủi ro mới sẽ đến đầu năm tới.
Tim Riddell, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường châu Á của ngân hàng ANZ cho rằng trong khi kịch bản hiện tại đang hỗ trợ cho các tài sản rủi ro, thì các nhà đầu tư vẫn nằm trong tình thế thiếu chắc chắn. Dù vậy, ông vẫn hy vọng cả thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á tiếp tục đà tăng cho đến hết năm nay, trừ khi có các diễn biến chính trị mới.
Kelly Teoh, nhà chiến lược thị trường tại IG thì cho biết bức tranh lớn hơn cho các nhà đầu tư chờ đợi hiện nay là gói kích thích tiền tệ của Mỹ sẽ duy trì trong bao lâu, cũng có nghĩa là dòng tiền chảy vào các thị trường mới nổi duy trì trong bao lâu.
Các chuyên gia quan sát thị trường cho rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trì hoãn kế hoạch cắt giảm gói kích thích kinh tế 85 tỷ USD hàng tháng đến năm 2014 sau khi chính phủ nước này phải đóng cửa tới 16 ngày và gành chịu các bế tắc nâng trần nợ. Trước khi chính phủ Mỹ đóng cửa, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán việc cắt giảm sẽ được tiến hành dần dần từ tháng 12 năm nay.
Nguồn Dân Việt/CNBC