Giờ đây các công ty Trung Quốc đại lục, phấn khích trước sự bùng nổ trong nước gần đây, đang tìm cách huy động vốn và mở rộng ra nước ngoài. Ảnh: Getty Images.
Trà sữa Trung Quốc khuấy động thị trường nước ngoài
Nằm tại ngã tư trung tâm thành phố Thượng Hải là một chợ trà sữa rất đông đúc. Đối diện một trong 8.000 cửa hàng nội địa của thương hiệu ChaPanda, đối thủ "nặng ký" Heytea đang ra sức tranh giành khác hàng, trong khi đó sát bên là một quầy trà sữa khác đang được xây dựng.
Một công nhân tại ChaPanda cho biết: “Sinh viên tuổi teen, nhân viên văn phòng độ tuổi 30 uống trà sữa vài ngày một lần. Họ không thể nào bỏ qua thức uống này."
Thức uống gây nghiện này xuất hiện lần đầu vào những năm 1980 tại Đài Loan, được thêm vào các viên bột sắn hay còn được biết đến là "trân châu", mùi vị của trà sữa đã tạo được tiếng vang trên toàn thế giới. Giờ đây các công ty Trung Quốc đại lục, phấn khích trước sự bùng nổ trong nước gần đây, đang tìm cách huy động vốn và mở rộng ra nước ngoài.
Tại một cuộc họp báo ở Hồng Kông ngày 15/4, trước thềm niêm yết nhằm mục đích huy động khoảng 330 triệu USD, ông Wang Hongxue, Giám đốc Điều hành của ChaPanda, cho biết thị trường nước ngoài có “tiềm năng rất lớn”.
Thị trường trà sữa của Trung Quốc dự kiến trị giá 200 tỉ Nhân dân tệ vào năm 2025. Ảnh: FT. |
Công ty nhìn thấy cơ hội ở Đông Nam Á cũng như triển vọng tăng trưởng trong nước hơn nữa, theo đó họ đã mở cửa hàng đầu tiên tại Hàn Quốc vào năm 2023. Trong khi Heytea ra mắt tại New York vào tháng 12.
Thương hiệu trà sữa Mixue và Guming, cả hai đều được biết đến với mức giá thấp và lần lượt là chuỗi trà sữa lớn thứ nhất và thứ hai ở Trung Quốc, cũng đang lên kế hoạch chào bán lần đầu ra công chúng trong những tháng tới tại Hồng Kông, nơi số tiền thu được có thể mở đường cho họ thâm nhập thị trường phương Tây.
Mixue mở cửa hàng quốc tế đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2018 và hiện có hơn 3.000 cửa hàng bên ngoài Trung Quốc. Trong khi Guming cho biết họ sẽ “liên tục đánh giá các cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài”.
Thành công tại nước ngoài của những thương hiệu trà sữa này sẽ được xây dựng từ nền móng vững trãi trong nước. Hiệp hội chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Quốc (CCSFA) cho biết, chỉ riêng ở đại lục, thị trường trà sữa đã đạt 104 tỉ nhân dân tệ (14 tỉ USD) vào năm 2022, gần gấp đôi quy mô năm 2018. Có nhiều ước tính cho rằng vào năm 2023 con số này sẽ cán mốc 150 tỉ nhân dân tệ.
Đối với ChaPanda, doanh số bán hàng tại các cửa hàng nhượng quyền của đã tăng từ 10 tỉ Rmb vào năm 2021 lên 17 tỉ Rmb vào năm 2023 vào thời điểm nhiều ngành tiêu dùng khác đang phải vật lộn với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Ông Jason Yu, Giám đốc Điều hành tại Kantar Worldpanel, một nhóm nghiên cứu người tiêu dùng, cho biết: “Các thương hiệu trà sữa có sức hấp dẫn rộng hơn nhiều so với các chuỗi cà phê. Các công ty đại lục, dưới áp lực phải cạnh tranh với những ý tưởng mới, đã đưa hạng mục này lên một tầm cao mới."
Những sản phẩm như vậy, ở Thượng Hải thường có giá từ 15 NDT đến 20 NDT, cũng được coi là có khả năng phục hồi trước sự mất niềm tin rộng rãi hơn của người tiêu dùng ở Trung Quốc đại lục.
Số lượng cửa hàng của các thương hiệu trà sữa lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: FT. |
Ông Jeffrey Towson, người sáng lập TechMoat Consulting cho biết: “Tất cả dữ liệu cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang thắt lưng buộc bụng trong năm nay”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các sản phẩm như kem và trà sữa trân châu là “những thú vui rẻ tiền đối với người tiêu dùng” và những doanh nghiệp như vậy “sẽ hoạt động tốt trong thời kỳ suy thoái”.
Các sản phẩm có giá khác nhau, nhưng đồ uống từ Mixue, có 30.000 cửa hàng tính đến tháng 12 và giống như nhiều công ty cùng ngành vận hành mô hình nhượng quyền, có thể có giá chỉ 6 NDT và phổ biến ở các thành phố nhỏ hơn, nơi các nhà cung cấp thường tập trung trên cùng một con phố. Mixue có các nhà máy riêng và cho biết trong bản cáo bạch IPO rằng họ đã cung cấp “dịch vụ logistics miễn phí trên toàn quốc” cho hàng nghìn bên nhượng quyề mua nguyên liệu, tài liệu tiếp thị và thiết bị từ Mixue.
Nhiều nhà cung cấp quốc tế nêu bật nguồn gốc của trà sữa trân châu ở Đài Loan, nhưng đồ uống trà sữa được bán trên khắp đại lục thường gắn liền với truyền thống uống trà cổ xưa của đất nước này.
Đối với ông Mark Tanner, Giám đốc Điều hành của công ty xây dựng thương hiệu China Skinny có trụ sở tại Thượng Hải, nhu cầu trà sưuax một phần xuất phát từ yếu tố tự hào dân tộc. Ông nói: “Cà phê là sản phẩm của nước ngoài, trong khi trà lại mang đậm chất Trung Quốc.”
Ông Ping Xiao, Giáo sư tiếp thị tại Trường Kinh doanh Melbourne, cho biết các thị trường nước ngoài có cộng đồng sinh viên hoặc cộng đồng người Hoa gốc Hoa mang đến cơ hội hấp dẫn cho người tiêu dùng nước ngoài tiếp xúc với các thương hiệu Trung Quốc và văn hóa trà phong phú của nước này."
Có thể bạn quan tâm:
Cuộc đua mở rộng cảng của các quốc gia Đông Nam Á
Nguồn FT