Nikkei
TPP mới sẽ được ký kết vào ngày 8.3
Các nước thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhất trí về tất cà những điều khoản được sửa đổi của hiệp định này và sẽ ký kết vào tháng 3 tới. Hiệp định TPP sửa đổi chiếm 12,9% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới và 14,9% thương mại toàn cầu.
Vượt qua trở ngại cuối cùng
Ông Motegi, Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế của Nhật Bản, cho hay trong buổi họp báo ở Tokyo rằng Hiệp định mới, có tên gọi là Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay hoặc TPP 11, sẽ được ký tại Chilê vào ngày 8.3. Một khi hiệp định được kí kết, nó sẽ có hiệu lực sau khi quốc hội của 6 quốc gia thành viên phê chuẩn.
"Tất cả 11 quốc gia sẽ tham gia lễ ký kết," ông nói. "Chúng tôi sẽ không thay đổi ngày ký kết này".
Một quan chức Nhật Bản tham gia vào các cuộc đàm phán cho hay: "Ngay cả khi Canada có rút lui, thì ngày ký kết vẫn giữ nguyên và 10 quốc gia còn lại vẫn sẽ thực hiện việc kí kết".
Các điểm đáng chú ý
Trong số hơn 1.000 điều khoản của TPP gốc, các nước thành viên còn lại thống nhất tạm hoãn 22 điều khoản trong thỏa thuận cuối cùng.
Bao gồm các điều khoản như một khoảng thời gian bảo vệ 8 năm đối với dữ liệu phát triển thuốc. Nhiều quy tắc thương mại tiến bộ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và bảo hộ lao động vẫn sẽ được giữ lại.
Sau khi đạt được thỏa thuận cơ bản TPP 11 vào tháng 11, các quốc thành viên tiếp tục đàm phán về bốn điều khoản. Các quy tắc tự do hóa các doanh nghiệp quốc doanh của Malaysia và dịch vụ tại Brunei đã được thêm vào danh sách tạm hoãn.
Nhưng TPP mới vẫn có một vài vấn đề nan giải. Vấn đề nổi bật là việc Canada về muốn duy trì các chính sách ưu đãi để bảo vệ ngành công nghiệp văn hoá và nội dung. Canada xem việc sản xuất các nội dung bằng tiếng Pháp tại quốc gia này là rất quan trọng và bảo vệ chúng.
Đây là yêu cầu mà phía Canada đặt ra khi 12 nước TPP đàm phán (lúc Mỹ chưa rút lui) nhằm đáp lại tuyên bố của Washington rằng những biện pháp bảo vệ này là rào cản đối với tự do thương mại. Nhưng chính phủ của Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, ưu tiên sự đa dang văn hoá và yêu cầu giữ lại những quy tắc ngoại lệ về văn hoá trước các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng vào tháng 11 ở Việt Nam. Nikkei cho hay các thành viên còn lại sẽ nhượng bộ Canada thông qua các văn bản phụ.
Đằng sau lập trường cứng rắn của Canada là việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ đang nóng lên gần đây. Theo Nikkei, việc 11 nước TPP chấp nhận yêu cầu của phía Canada có thể được nước này sử dụng để gây sức ép lên Washington.
Một người đại diện thương mại Nhật Bản cho biết trước cuộc họp tuần này rằng: "Chúng tôi hiểu tình hình trong nước của Canada, nhưng chúng tôi kỳ vọng họ sẽ chấp thuận ký kết”.
Cơ hội để phát triển
Mặc dù có những xung đột về lợi ích giữa các quốc gia, tất cả các bên đều đồng ý rằng họ không thể lãng phí 8 năm đám phán thỏa thuận này thể hiện tầm quan trọng của thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và là một đối trọng với xu hướng hợp tác song phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhật Bản hy vọng TPP 11 sẽ được phê chuẩn vào năm 2019 và lấy đó làm cơ sở đề mời Mỹ trở lại và mở rộng qua các nước khác.
Ông Motegi nói: "Chúng tôi muốn mở rộng TPP sau khi nó có hiệu lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục giải thích tầm quan trọng của TPP đối với Mỹ, và chúng tôi hy vọng họ sẽ tham gia hiệp định".