Thái Bình Thứ Ba | 08/05/2018 10:21

Tổng thống Putin sẽ gặp nhiều thách thức trong nhiệm kỳ mới?

Putin vừa nhậm chức, bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ tư sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng ba.

Putin muốn nâng mức sống của người Nga

→Thử thách Putinomics trong cuộc bầu cử Nga 2018


Putin vừa nhậm chức, bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Nga thứ tư sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng ba. Chính phủ mới của ông có nhiệm vụ hoàn thành các mục tiêu đầy tham vọng mà Putin vạch ra trước quốc hội hai tháng trước, bao gồm cắt giảm tỷ lệ nghèo, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, cải thiện y tế, gia tăng tuổi thọ và thúc đẩy công nghệ để biến đổi nền kinh tế.

Ông cũng hứa hẹn về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 4% mặc dù các chuyên gia chỉ dự báo tỷ lệ này là 1-2% và nhấn mạnh mục tiêu quan trọng là tăng thu nhập cho người dân. Trong diễn văn nhậm chức, Putin kêu gọi người Nga sử dụng tất cả cơ hội để tạo ra những đột phá kinh tế và công nghệ nhằm "tăng khả năng cạnh tranh trong những lĩnh vực xác định tương lai."

Vì sao ông Putin có thể cầm quyền lâu dài?

Theo ông Adam Garrie, chuyên gia bình luận các vấn đề Á Âu, điều quan trọng mà ông Putin có thể đạt được trong các nhiệm kỳ Tổng thống và một nhiệm kỳ Thủ tướng, đó là điều chỉnh nền kinh tế Nga từ một “cái giỏ rỗng” từng khiến cuộc sống người dân Nga nghèo khổ cùng cực tới một nền kinh tế ổn định, cho phép người ta trở lại cảm giác bình thường.

Tong thong Putin se  gap nhieu thach thuc trong nhiem ky moi?
 

Trước khi ông Putin lên làm Tổng thống, nước Nga đang gần như hỗn loạn bởi những cải cách thị trường trong những năm 1990 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1998. Ông đã giải quyết được tình trạng hỗn loạn này bằng cách giảm thuế cho doanh nghiệp, quốc hữu hóa những lĩnh vực then chốt.

Dưới sự lãnh đạo của ông Putin, sản phẩm xuất khẩu chính của Nga là dầu mỏ và điều này giúp nước Nga bước vào kỷ nguyên thịnh vượng chưa từng có. Thu nhập thực tế của người dân tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2006.

Tong thong Putin se  gap nhieu thach thuc trong nhiem ky moi?
 

Khó khăn trong nhiệm kỳ mới?

Theo ông Garrie, gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ là thách thức lớn đối với Tổng thống Putin trong bối cảnh nền kinh tế Nga hiện đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Bởi, đầu tư nước ngoài là một yếu tố điều thiết yếu đối với nền kinh tế. Đây cũng điểm chung trong mối quan hệ giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Với sự đầu tư từ Trung Quốc và cùng toàn bộ liên minh kinh tế Á- Âu, tôi nghĩ chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp Nga nhận được cả nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài để gia tăng các dự án nhà ở, cầu đường và cả đường sắt cao tốc. Những kiểu dự án như thế này với các đối tác khu vực và các đồng minh truyền thống sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế”, ông Garrie nói.

Cải thiện quan hệ với phương Tây

Việc cải thiện quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây cũng là một thách thức không nhỏ đối với Tổng thống Putin. Đánh giá về điều này, ông Garrie cho rằng, “điều chủ yếu là quả bóng đang ở trong chân các nhà lãnh đạo phương Tây”.

Ông nói: “Nga luôn khẳng định, vốn dĩ họ không có sự thù địch với phương Tây. Nga cũng sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là về năng lượng với các nước phương Tây. Chính các nhà lãnh đạo phương Tây đang áp đặt định kiến với Nga, bất chấp sự thật là các lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây đều muốn làm ăn với Nga theo cách mà họ muốn làm với các nước khác”.

Theo ông, tất cả những gì Nga có thể làm là nhấn mạnh rằng, các doanh nhân trong mọi lĩnh vực và mọi quy mô đều muốn làm ăn kinh doanh với Nga và làm ăn ở Nga. Ông cũng nhấn mạnh rằng, chính phủ các nước phương Tây có thể nhận được thông điệp rằng, chiến dịch “ghét bỏ” Nga là điều tồi tệ đối với tất cả mọi người.