Tổng thống Mỹ nào chi tiêu ít nhất kể từ những năm 1960?
Trong khi đó, Tổng thống đời thứ 40 của Mỹ - Ronal Reagan là người tiêu dùng ngân sách liên bang nhiều nhất với số điểm 8,7 trong nhiệm kỳ đầu từ năm 1982-1985. Đứng ở vị trí thứ 2 là cựu Tổng thống George Bush II, với chi tiêu ngân sách quốc gia xếp ở mức 7,3 và 8,1 lần lượt trong hai nhiệm kỳ từ năm 2002-2005 và năm 2006-2009.
Tiếp theo là cựu Tổng thống Bush (cha) với số điểm 5,4; cựu Tổng thống Clinton là 3,2 và 3,9 trong hai nhiệm kỳ từ năm 1994-2001.
Xếp hạng về mức mức chi tiêu ngân sách liên bang của các tổng thống Mỹ được tính trên thang điểm 10, trong đó thứ hạng càng cao thì chi tiêu càng nhiều.
Báo cáo này của Marketwatch đủ để khiến những người chỉ trích Tổng thống Obama mạnh mẽ nhất cũng phải lúng túng về sự nhầm lẫn của mình. Vì vậy, Đảng Cộng hòa căn cứ vào đâu để có thể thuyết phục được người Mỹ rằng ông Obama là "người chi tiêu nhiều nhất"?
Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, ngân sách liên bang tăng mạnh 17,9% từ 2,98 nghìn tỷ lên 3,52 nghìn tỷ USD. Đây không phải là kết quả kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Obama, bởi ngân sách liên bang trong năm 2009 của cựu Tổng thống George W. Bush - được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2008, có hiệu lực 4 tháng trước khi ông Barack Obama tuyên thệ nhậm chức.
Theo đó, ngân sách của năm đầu tiên mà Tổng thống Obama phải chịu trách nhiệm bắt đầu từ năm 2010 bao gồm cả ngân sách đã thực hiện và ngân sách đang được thông qua trong năm tài chính 2013, thậm chí nếu như đối thủ Willard M. Romney thắng trong cuộc bầu cử sắp tới và nhậm chức vào ngày 20/1/2013.
Trong năm 2010, chi tiêu ngân sách liên bang của Tổng thống Obama giảm 1,8% xuống 3,46 nghìn tỷ USD; trong năm 2011 tăng 4,3% lên 3,6 nghìn tỷ USD. Còn trong năm 2012, chi tiêu ngân sách - được thông qua vào tháng 8/2011 dự kiến tăng 0,7% lên 3,63 nghìn tỷ USD, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ.
Chi tiêu ngân sách trong năm tài chính 2013, năm cuối cùng trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama dự kiến giảm 1,3% xuống còn 3,58 nghìn tỷ USD. Dự thảo ngân sách kỷ lục 3.800 tỷ USD mà Tổng thống Obama đưa ra vào tháng 2 là nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế trong thời gian ngắn và cắt giảm thâm hụt ngân sách khoảng 4.000 tỷ USD trong thập kỷ tới. Ngân sách này dành cho năm tài khóa 2013 bắt đầu từ tháng 10 tới, đúng 1 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội Mỹ.
Theo đánh giá của giới quan sát, dự thảo ngân sách 2013 được xem là công cụ chính trị để Tổng thống Mỹ tranh thủ sự ủng hộ của cử tri, nhất là khi ông hướng sự tập trung từ thâm hụt ngân sách sang tăng trưởng kinh tế và tái đề cập vấn đề “công bằng kinh tế”. Đây cũng là một trong những cơ hội tốt nhất để ông Obama thuyết phục cử tri rằng, ông xứng đáng nhiệm kì thứ 2.
Nguồn Forbes/DVT