Người Mỹ có thể xem xét lý do tại sao Tập Cận Bình dường như sợ Joe Biden hơn Trump trong 4 năm nữa. Nguồn ảnh: ABC News.
Tổng thống Donald Trump hay ông Joe Biden: Ai là người cứng rắn với Trung Quốc hơn?
Cuộc bầu cử ở Mỹ đang hình thành một cuộc đua giữa 2 ứng cử viên: Tổng thống Donald Trump hay cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Ai là người cứng rắn với Trung Quốc hơn?
Lợi thế hiện tại thuộc về Tổng thống Trump - người đã chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hồng Kông với Mỹ vào tuần trước. Ông cũng ký luật yêu cầu biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến cuộc đàn áp của Bắc Kinh tại thuộc địa cũ của Anh. Và các ngân hàng Trung Quốc cũng chịu chung số phận khi bị mất khả năng tiếp cận đồng tiền chung của thế giới.
Hành động của ông Trump chứng minh mức độ khắc nghiệt trong cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ diễn ra vào ngày 3.11. Động thái ứng cử viên Joe Biden sẽ ra sao?
Vậy ai là người có kế hoạch tốt nhất để giữ Mỹ đứng đầu trong cuộc đấu tranh quyền lực lớn. Người Mỹ cố gắng quyết định xem xét lý do tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như sợ Biden hơn đương kim Tổng thống Trump trong 4 năm sắp tới.
Chính phủ Trung Quốc bực bội trong cuộc chiến thương mại, những lời nói xấu trên Twitter và những nhận xét mang tính đổ lỗi của ông Trump về nguồn gốc của virus Corona. Tuy nhiên, việc ông Trump càng làm tổn hại đến vị thế toàn cầu của Mỹ thì càng đẩy Trung Quốc tiến gần đến việc thực hiện khát vọng bá quyền của mình.
Với những căng thẳng gia tăng về thương mại, gián điệp và an ninh, các nhà lãnh đạo ở Washington và Bắc Kinh đang vật lộn để xác định ai sẽ thống trị thế kỷ XXI. Nguồn ảnh: The New Yorker. |
Ở một mức độ nào đó, Trung Quốc đang chuẩn bị định hình thế kỷ XXI, giống như Mỹ đã định hình thế kỷ XX. Chính phủ Trung Quốc đang quyết định những đặc điểm nào của hiện trạng toàn cầu để bảo tồn và từ chối, không chỉ trong kinh doanh, văn hóa và chính trị mà còn trong các giá trị cơ bản như quyền con người, tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
Trong gần một thế kỷ, Mỹ là cường quốc quân sự thống trị ở Thái Bình Dương, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới. Ông Tập Cận Bình xem đây là một sự xâm nhập không thể chấp nhận được. Ông Tập nói rằng, người dân châu Á sẽ điều hành các vấn đề của châu Á, giải quyết các vấn đề của châu Á và bảo vệ an ninh của châu Á. Để đạt được điều đó, Trung Quốc đã tăng cường quân sự đến mức các nhà phân tích Lầu Năm Góc tin rằng, Trung Quốc có thể đánh bại lực lượng Mỹ trong cuộc đối đầu dọc biên giới.
Ngược lại, người có khả năng làm lung lay chiếc ghế của ông Trump - ông Joe Biden hứa hẹn sẽ quay trở lại cách tiếp cận truyền thống của Đảng Dân Chủ đối với Bắc Kinh. Kế hoạch của ông Biden là sử dụng một cách tiếp cận đa phương, đặt quyền con người, mối quan tâm về môi trường và sự kiểm duyệt của chính phủ vào cuộc đàm phán thương mại, chứ không phải là những lời tuyên bố trả đũa để đánh bại Trung Quốc.
Nhớ lại hình ảnh vui mừng của ông Tập Cận Bình năm 2017, khi ông Trump rút khỏi Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP đã nhóm 12 quốc gia trong một mong muốn chung để kiềm chế ảnh hưởng đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Bằng cách rút khỏi hiệp định này, chính quyền Trump đã tạo ra sự khởi sắc cho chính phủ của ông Tập Cận Bình.
Mục tiêu chính trị lớn của ông Joe Biden vẫn là Trung Quốc, nhưng ông Biden không “vung tay quá trán”. Ông Biden không phải là một bậc thầy kinh tế. Chính sách đối ngoại là thế mạnh của vị ứng cử viên này. Và đương nhiên, ông Joe Biden sẽ cần một số mối quan hệ cho cách tiếp cận công việc của mình.
Theo đánh giá của các nhà sử học, ông Trump gần như chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với tư cách là một tổng thống Mỹ hạng 3, nếu không muốn nói là tồi tệ nhất. Trong khi các nhà sử học có xu hướng tập trung vào sự tham nhũng, dối trá và phản ứng sai lầm trong việc ứng phó COVID-19 của ông Trump, thì việc ông Trump nhường lại tương lai cho Trung Quốc được xem là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời Tổng thống của ông.
Ông Tập Cận Bình đã sử dụng sự hỗn loạn của ông Trump để tăng sức mạnh của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Reuters. |
Về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng sự hỗn loạn của ông Trump để nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi ông Trump bận rộn nói về than đá, chế tạo những chiếc xe ít tiết kiệm nhiên liệu hơn và phá hỏng bảng cân đối của Washington, thì Bắc Kinh đã đầu tư hàng ngàn tỉ USD vào trí tuệ nhân tạo, bộ vi xử lý, năng lượng tái tạo, robot và xe tự lái.
Các chính sách ở châu Á của Biden sẽ bớt tồi tệ hơn và ít gây tổn hại hơn đến triển vọng phát triển của châu Á. Tuy nhiên, chiến lược của Biden có nhiều điểm mù.
Tin tốt là lời hứa hẹn về việc tái cấu trúc thế giới của ông Biden. Ông sẽ giữ Mỹ trong WHO, tái lập hiệp định khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran. Ông Biden cũng sẽ tiếp cận 11 quốc gia TPP còn lại để hồi sinh một thỏa thuận mà Trung Quốc hy vọng thỏa thuận này sẽ chết. Điều lạ lùng là ông Biden sẽ vận động Bangkok, Jakarta, Manila, New Delhi, Seoul và những nước khác tham gia hiệp ước.
Tuy nhiên, ông Biden có nguy cơ lặp lại sai lầm của Tổng thống Trump khi đánh mất bức tranh tổng thể bởi ông Biden nói về việc đối phó với một Trung Quốc đang lên.
Mong muốn của ông Biden là xây dựng lại chuỗi cung ứng của Mỹ. Tuy nhiên, kỳ vọng thúc đẩy các chính sách mua sắm của người Mỹ có vẻ chỉ là khao khát hơn là hành động. Điều này sẽ làm phiền Nhật, EU và các đồng minh quan trọng khác của Mỹ. Nó có nguy cơ bị quở trách từ WTO vì làm tăng chi phí cho người Mỹ.
Đây là nguy cơ khiến cho cuộc đua của Trump - Biden xuống đáy. Những nỗ lực của ông Trump để tô màu cho đối thủ của mình là mềm mỏng đối với Trung Quốc. Điều này rõ ràng đã thúc đẩy các nỗ lực của chiến dịch Biden nhằm loại bỏ Trung Quốc và đánh bại ông Trump.
Trung Quốc cũng xứng đáng chịu sự trừng phạt. Cuộc đàn áp lạnh lùng của chính quyền Bắc Kinh đối với Hồng Kông, sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các cuộc đàn áp trên các phương tiện truyền thông đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế về chính quyền Bắc Kinh. Một nhóm gồm 7 quốc gia như Mỹ sẽ giúp đảm bảo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chơi theo luật.
Tuy nhiên, việc quay trở lại cách tiếp cận đa phương của nhóm ông Biden sẽ không thúc đẩy năng suất và sự đổi mới giữa các công ty Mỹ. Nó không giúp Thung lũng Silicon di dời “phép thuật” sáng tạo của mình. Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ từng làm gián đoạn xã hội với các thiết bị thay đổi trò chơi. Ngày nay, họ chủ yếu tồn tại để nghĩ ra những cách tốt hơn để bán quảng cáo trên internet. Điều này không làm tăng sự ổn định của kỳ lân công nghệ Mỹ.
Tham gia vào việc cô lập Trung Quốc sẽ không giúp xây dựng cơ bắp kinh tế của Mỹ. Điều này chỉ đột ngột khôi phục lĩnh vực sản xuất vào thời hoàng kim những năm 1980 hoặc chấm dứt cuộc đấu tranh để cạnh tranh với mức lương thấp của châu Á. Đương nhiên, việc này sẽ không cải thiện một cách kỳ diệu cơ sở hạ tầng vốn dĩ đã sụp đổ cũng như giảm bất bình đẳng hoặc cải thiện hệ thống giáo dục Mỹ.
Vì vậy, kế hoạch của ông Biden là xây dựng một mối quan hệ thương mại công bằng và hợp tác hơn với Trung Quốc. Cách tiếp cận của ông Trump đã bắt đầu chiến đấu trên “bàn ăn” kinh tế. Một Tổng thống tương lai Biden sẽ phải làm việc với ông Tập, không chỉ là giơ nắm đấm một cách tầm thường.
Bà Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định chính sách của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng: “Trung Quốc đại diện cho lần đầu tiên Mỹ có một đối thủ cạnh tranh quyền lực không phải là người da trắng”. Nguồn ảnh: New America. |
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng được ví như những kẻ thù truyền kiếp của Mỹ là Iran và Liên Xô. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng: “Chỉ có áp lực cứng rắn mới có thể nghiền nát sự bành trướng của Trung Quốc”.
Đây là quan điểm của ông William Pesek - nhà báo người Mỹ từng đạt giải thưởng ở Tokyo và là tác giả của “Nhật Bản hóa: Thế giới có thể học được gì từ những thập kỷ đã mất của Nhật Bản”. Ông đã được Hiệp hội các nhà xuất bản ở châu Á trao giải thưởng xuất sắc năm 2018 về tác phẩm viết cho Tạp chí Nikkei Asian Review.
Có thể bạn quan tâm:
► Nền kinh tế Trung Quốc lớn như thế nào?
Nguồn Nikkei Asian Review