Tổng quan lạm phát tại các quốc gia trên thế giới
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), toàn thế giới dự kiến sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát đáng kể vào năm 2022. Lạm phát được dự đoán sẽ tồi tệ hơn ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi giá cả tăng dự kiến đạt trung bình 9,9% trong suốt năm nay. Ở các quốc gia phát triển, con số được IMF đưa ra là 7,2%.
Sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2, tổ chức này đã điều chỉnh dự báo lạm phát của họ lên 3,3% đối với các nước phát triển và 4% đối với các nước đang phát triển. Điều này cho thấy ngay cả trước khi cuộc chiến ở Ukraine làm gián đoạn nguồn cung năng lượng và lương thực toàn cầu, dự báo lạm phát đã khá cao do căng thẳng các chuỗi cung ứng. Nguyên nhân là vì nhu cầu dự trữ lớn sau khi các đợt phong tỏa COVID-19 kết thúc, từ đó khiến lạm phát tăng lên mức chưa từng thấy kể từ sau cuộc Đại suy thoái năm 2009.
Bởi vì các nền kinh tế đang phát triển đang trải qua thời kỳ tăng trưởng cao, lạm phát tại đây nhìn chung cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lạm phát không ảnh hưởng nặng nề tới các nước phi công nghiệp nếu điều này xảy ra giữa lúc nền kinh tế của họ đang gặp khó khăn.
Các quốc gia gặp xung đột, biến động hoặc các vấn đề kinh tế lớn vào năm 2022 dự kiến sẽ có tỷ lệ lạm phát cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 8,8%. Trong số đó có thể kể đến Venezuela, Sudan, Zimbabwe, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina. Có đến 95 quốc gia - từ các nước phát triển và đang phát triển - được dự báo sẽ có mức lạm phát trên 5% nhưng dưới 10%. Và chỉ có khoảng 40 nước sẽ giữ lạm phát ở mức bằng hoặc dưới 5%, trong đó có Việt Nam với mức lạm phát dự kiến là 3.8% trong năm 2022.
Tỉ lệ lạm phát, giá tiêu dùng trung bình của Việt Nam tính tới tháng 10/2022. Nguồn: IMF. |
Có thể bạn quan tâm:
Giải mã hiện tượng nhà đất giá 1 euro trên khắp nước Ý
Nguồn Statista