Thứ Ba | 12/06/2012 07:25

Tokyo trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới

Tokyo vượt qua Luanda (Angola) trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới cho người nước ngoài trong khi Matxcơva vẫn là thành phố đắt nhất châu Âu.
"Các sự kiện thế giới gần đây, bao gồm cả biến động kinh tế và chính trị, đã ảnh hưởng đến bảng xếp hạng cho nhiều khu vực thông qua các biến động về tiền tệ, lạm phát, và giá nhà ở", Mercer hôm nay (12/6) cho biết trong Khảo sát chi phí sinh hoạt thế giới hàng năm.

Việc phân tích lấy New York là thành phố cơ bản và tiến hành so sánh giá tại 214 quốc gia với 200 mặt hàng như giao thông vận tải, quần áo, thực phẩm, hàng gia dụng và giải trí. Chi phí nhà ở cũng là yếu tố quan trọng trong bảng xếp hạng bởi đây là chi phí đắt nhất đối với người nước ngoài.

Một cặp quần jean ở Luanda có giá 174 USD trong khi người nước ngoài ở Matxcơva phải trả khoảng  9,60 USD cho một tờ báo quốc tế, Mercer cho biết. Tại Tokyo, một tách cà phê có giá 8,15 USD và tiền thuê hàng tháng cho một căn hộ 2 phòng ngủ sang trọng không kèm đô đạc là 4.766 USD.

Geneva vẫn đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng thành phố đắt nhất thế giới cho người nước ngoài, trong khi Zurich chuyển lên vị trí thứ 6 và thủ đô Thụy Sĩ, Bern, tăng hai bậc lên vị trí 14 sau khi đồng franc tăng giá so với đồng USD. Karachi là thành phố rẻ nhất cho người nước ngoài, giá thấp hơn 1/3 so với Tokyo, Mercer cho biết.

Hầu hết các thành phố châu Âu giảm xếp hạng, chủ yếu là do tình hinh kinh tế không ổn định dẫn đến "suy yếu đáng kể" của đồng nội tệ so với đồng USD (đồng euro giảm 3,9% trong 6 tháng qua). Thành phố Oslo đứng vị trí 15 (giảm từ 18), Luân đôn 18 (giảm từ 25) và Paris 10 (giảm từ 37). Các thành phố khác như Milan, Rome, Stockholm, Vienna, Amsterdam, Brussels and Dublin đều giảm từ 7 đến 14 hạng.

Theo Milan Taylor, trưởng bộ phẩn dữ liệu và dịch vụ của Mercer tại Anh và Ireland, các thành phố ở Anh cũng giảm thứ hạng do đồng bảng Anh giảm so với USD trừ Birmingham và Belfast (do chi phí thuê nhà tăng).

Tel Aviv vẫn là thành phố đắt đỏ nhất cho người nước ngoài ở Trung Đông, mặc dù đã 7 điểm xuống đứng vị trí 31, trong khi Jeddah ( Ả-rập Xê-út) vẫn là nơi rẻ nhất trong khu vực với vị trí 186. Johannesburg giảm 23 bậc xuống vị trí 154 và Cape Town bị giảm ​​21 xuống thứ hạng 179. Điều này "phản ánh sự suy yếu đáng kể của đồng rand Nam Phi so với USD trong năm qua", Mercer cho biết.

Giá tiêu dùng cao hơn giúp Caracas (Venezuela) tăng 22 bậc lên vị trí 29 trong bảng xếp hạng, trong khi Sao Paulo (12) và Rio de Janeiro (13) vẫn là các thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài ở châu Mỹ. Tỷ lệ lạm phát của Venezuela ở mức 22,6% trong tháng 5.

Tại New Zealand, cả thành phố Auckland và Wellington đã tăng "đáng kể" 62 điểm do tăng chi phí sinh hoạt và đồng đô la New Zealand mạnh hơn. Ngoài ra, xếp hạng của các thành phố ở Australia cũng tăng do nhu cầu đối với tài sản cho thuê tăng mạnh.

Osaka, thành phố lớn thứ ba Nhật Bản, tiến ba bậc lên vị trí số 3, theo sau là Singapore và Hong Kong lần lượt đứng thứ 6 và 9. Giá hàng hóa cao và nhân dân tệ mạnh hơn đã đẩy thành phố của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến và Quảng Châu lên trong bảng xếp hạng, Constantin Metral cho biết.

Nguồn Bloomberg/DVT


Sự kiện