Thứ Hai | 10/02/2014 15:04

Tội lỗi nguyên thủy của các thị trường mới nổi

Thay đổi về cấu trúc và cách phát hành nợ chính phủ vẫn không xóa bỏ được tội lỗi nguyên thủy của khủng hoảng tài chính: Nợ, nợ và nợ.

Câu chuyện 1997 lại tái diễn chăng? Ý kiến này bị bác bỏ bởinhững người tin vào thị trường mới nổi sẽ hồi phục: lần này, theo họ, là khác,và có lý do rõ ràng.

Theo quan điểm của họ, có hai điều đã thay đổi: Các thị trườngmới nổi không còn tỉ lệ nợ trên GDP cao như thế nữa. Và trong thập niên 90s khinhiều nền kinh tế mới nổi có rất nhiều khoản nợ nước ngoài bằng đồng đô dựa vàodoanh thu từ đồng tiền trong nước (cái vẫn bị gọi là “tội lỗi nguyên thủy”), hiệnnay loại hình này đã được thay thế bằng nợ đồng tiền địa phương.


Nhưng liệu mọi thứ có thật sự thay đổi nhiều thế không?

Hãy xem xét mức nợ.

Đây là bảng biểu của Jenss Nordvig và đồng sự ở Nomura. Nócho thấy nợ bằng ngoại tệ - tức vay ngân hàng và trái phiếu phát hành – theo phầntrăm GDP ở các đồng tiền xác định là gặp rắc rối và các đồng tiền khỏe hơn,tính theo các năm 1996, 2007 và 9/2013.


Bảng 5: Cán cân thanh toán của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng tương đối ổn
(Đơn vị là % nợ ngoại tệ trên GDP)
Các nền kinh tế gặp rắc rối

1996

2007

9/2013

Brazil

26

15

17

Ấn Độ

7

16

14

Nga

19

19

13

Nam Phi

15

20

16

Thổ Nhĩ Kỳ

17

28

30

Trung bình

17

20

18


Các nền kinh tế khỏe mạnh hơn

1996

2007

9/2013

Chile

35

45

Trung Quốc

9

7

10

Colombia

22

16

17

Cộng hòa Czech

17

29

40

Hungary

67

97

83

Indonesia

30

16

20

Israel

9

61

20

Hàn Quốc

27

32

31

Malaysia

31

43

39

Mexico

47

20

30

Philippines

30

41

29

Ba Lan

19

37

40

Thái Lan

51

13

19

Trung bình

30

34

33


Như tên của bảng cho thấy, nhiều quốc gia vẫn còn tương đối ổn,Nhưng nhìn kỹ thì không ổn như họ muốn. Trung bình thì hiện nay hai nhóm có nhiều nợ ngoạitệ hơn đêm trước cuộc khủng hoảng châu Á 1997, mặc dù mức trung bình đó bị hainước làm thay đổi là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Tiếp theo ta hãy nhìn vào thành phần nợ. Bộ bảng biểu đầutiên dưới đây thể hiện mức độ cho vay ngân hàng xuyên biên giới dành cho các nướcgặp rắc rối và Trung Quốc.

Tất cả các nước này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanhtrong hai thập niên qua, nên việc tăng nợ bên ngoài của các ngân hàng nước họkhông phải là điều ngạc nhiên. Dù vậy, ta có thể thấy là ở nhiều nước, tội lỗinguyên thủy vẫn còn tồn tại và khỏe mạnh.


Nhưng còn nhiều chuyện khác với nợ ngoại tệ hơn là vay ngânhàng. Một loạt các báo cáo gần đây của IMF, đại học Princeton, và các cơ quankhác chỉ ra sự tăng trưởng nhanh của trái phiếu phát hành bởi khu vực tư nhân ởcác thị trường mới nổi. Thêm vào đó là sự thay đổi về cấu trúc của cách pháthành các trái phiếu đó.

Nhóm bảng biểu tiếp theo thể hiện khối lượng tiền thu được từphát hành trái phiếu tiền ngoại tệ của các quốc gia nói trên, xếp lại theo trụsở và quốc tịch của đơn vị phát hành.

Các con số được thu thập bởi Bloomberg (và dùng trong bảng của Nomura ở trên) chủ yếudựa vào thông số can cân thanh toán của ngân hàng trung ương. Quy trình chuẩn củacác ngân hàng trung ương là xác định đơn vị phát hành theo địa điểm văn phònghơn là quốc tịch – nên nếu một chi nhánh Brazil của Banco Santander phát hànhtrái phiếu thì nó sẽ hiện ra là nợ khu vực tư nhân của Brazil hơn là nợ Tây BanNha. Và nếu một chi nhánh nước ngoài của công ty Brazil phát hành trái phiếu ởCayman Islands thì nó sẽ hiện ra thành nợ của Cayman chứ không phải của Brazil.Nói cách khác là theo thông số thường được dùng để đánh giá nợ ngoại tệ, cáckhoản nợ của công ty của nước đó ở nước ngoài không hiện ra.


Trong nhiều năm sự khác biệt này không quan trọng lắm. nhưngtrong thập kỷ vừa qua, như bảng biểu cho thấy, khối lượng trái phiếu nợ do cáctập đoàn của các nền kinh tế mới nổi phát hành ở các chi nhánh nước ngoài đãtăng nhanh chóng – cộng đáng kể vào tội lỗi nguyên thủy. Giả vờ như chúng khôngcó mặt không làm tan biến được sự yếu kém của quốc gia sở hữu và là người pháthành tại gốc.

Đào sâu hơn nữa, ta thấy là mặc dù phần lớn các vụ phát hànhđó đến từ ngân hàng và chính phủ, ở một số nước như Ấn Độ và Trung Quốc, một phầnđáng kể của mức tăng đến từ các tập đoàn phi tài chính (NFCs).

NFC
NFC

Việc phát hành như thế, đặc biệt là ở Trung Quốc và các nướcnhư Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc, đánh dấucan thiệp tài chính gián tiếp và góp phần vào tổng tín dụng có ở các nước đó.Đó là tranh luận nêu ra bởi Hyun Song Shin và Laura Yi Zhao trong nghiên cứu gầnđây của Princeton .

Tương tự như vậy là lý luận của Kyuil Chung, Jong-eun Lee,Elena Loukoianova, Hail Park và Hyun Song Shin trong nghiên cứu của IMF:

“Thách thức cơ bản là phải giải quyết sự mâu thuẫn giữa tìnhhình nợ ngoài nhỏ của nhiều nước đangphát triển với ảnh hưởng vượt tầm của các điều kiện tiền tệ toàn cầu khắt khehơn đặt lên thị trường tài chính tiền tệ của họ… Một phần câu đố nằm ở vai tròcủa các tổ chức phi tài chính NFC hoạt động xuyên biên giới.”

Như thành ngữ cổ nói “quen mui thấy mùi ăn mãi”. Thị trườngtài chính có thể có quan điểm khác.


Nguồn Financial Times


Sự kiện