Sự phân cực này một phần cũng đến từ quỹ phục hồi trị giá 800 tỉ euro của EU, kết hợp cùng các khoản tài trợ và các khoản vay lãi suất thấp. Ảnh: Getty Images.
Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế tại EU không đồng đều
Theo nghiên cứu, 4 nền kinh tế lớn nhất Nam Âu đã tăng trưởng nhanh hơn Đức khoảng 5% kể từ năm 2017, cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của khu vực sau những cú sốc gần đây.
Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đã bổ sung tổng cộng hơn 200 tỉ Euro vào tổng sản phẩm quốc nội - nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế Bồ Đào Nha - tính theo giá đã điều chỉnh trong 6 năm qua, trong khi GDP của Đức chỉ tăng thêm 85 tỉ Euro, theo một báo cáo phân tích được thực hiện bởi công ty tư vấn Capital Economics.
Nền kinh tế Đức hầu như không tăng trưởng kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 khiến lĩnh vực sản xuất rộng lớn của nước này sụt giảm mạnh và trở nên trầm trọng hơn do giá năng lượng tăng kể từ cuộc chiến Nga - Ukraine.
Ngược lại, các quốc gia Nam Âu đã được thúc đẩy nhờ sự phục hồi của du lịch sau khi dỡ bỏ các hạn chế vì đại dịch, cũng như ít phải đối mặt với tình trạng suy thoái trong lĩnh vực sản xuất và mất nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga.
Ông Andrew Kenningham, nhà kinh tế châu Âu tại Capital Economics, cho biết sản lượng của 4 quốc gia lớn nhất Nam Âu hiện lớn hơn 5% so với Đức.
Các nền kinh tế phía Nam khu vực EU đã tăng trưởng vượt mặt Đức. Các nền kinh tế phía Nam khu vực EU đã tăng trưởng vượt mặt Đức, tính theo GDP. Ảnh: FT. |
Việc tốc độ tăng trưởng tại khu vực đồng Euro phân cực cũng đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đi vay của các nước Nam Âu so với Đức. Chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở Ý và Đức, thước đo căng thẳng tài chính được theo dõi chặt chẽ, gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021.
Các quốc gia phía Nam bao gồm Ý và Tây Ban Nha, lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 4 của khu vực đồng Euro, dự kiến tiếp tục tăng trưởng vượt trội trong năm nay, trong khi Đức và các nền kinh tế phía Bắc khác như Áo và Hà Lan vẫn mắc kẹt trong lối mòn.
Ông Kenningham kỳ vọng bộ tứ sẽ tăng trưởng thêm 1% so với Đức từ cuối năm nay đến năm 2026. Nhưng ông và các nhà kinh tế khác nghi ngờ rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn sau cả khoảng thời gian đó.
Một nghiên cứu gần đây của ngân hàng ING Hà Lan cho thấy Áo, Bỉ, Pháp và Hà Lan đã mất khả năng cạnh tranh về chi phí lao động do tiền lương tăng nhanh trong 4 năm qua, trong khi điều này đã được cải thiện ở Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland nhờ cải tiến năng suất. Khả năng cạnh tranh lao động của Đức không thay đổi.
Sự phân cực này một phần cũng đến từ quỹ phục hồi trị giá 800 tỉ Euro của EU, kết hợp cùng các khoản tài trợ và các khoản vay lãi suất thấp. Từ đó, các cải cách cơ cấu đã được thực hiện, thúc đẩy tăng trưởng, nhưng thường mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nước phía Nam. Ý và Tây Ban Nha là những nước hưởng lợi thứ nhất và thứ 2 của quỹ.
Ông Rafael Domenech, nhà kinh tế tại ngân hàng BBVA của Tây Ban Nha, cho biết tăng trưởng của Tây Ban Nha được thúc đẩy nhờ số người nhập cư cao, giúp lực lượng lao động của nước này tăng 1,1% vào năm ngoái. Nhưng ông cảnh báo: “Với mức đầu tư thấp trên dân số trong độ tuổi lao động của Tây Ban Nha và sự suy giảm dự kiến về tăng trưởng năng suất, tôi nghi ngờ rằng sự chênh lệch tăng trưởng này có thể tiếp tục trong tương lai”.
Các nền kinh tế phía Nam EU dự kiến duy trì đà tăng trưởng trong năm nay. Ảnh: FT. |
Năm viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức tuần trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2024 của đất nước họ từ 1,3% xuống 0,1%. Đồng thời cho rằng, tăng trưởng sẽ phục hồi lên 1,4% trong năm tới.
Ông Yannis Stournaras, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, nói rằng phần lớn thành tích vượt trội gần đây của các quốc gia phía Nam là do “Đức điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp với thực tế mới, năng lượng đắt đỏ hơn và xuất khẩu sang Trung Quốc thấp hơn", nhưng ông nói thêm: “Tôi không nghĩ điều này là vĩnh viễn”.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng của Đức là việc thắt chặt chính sách tài khóa nhằm giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ xuống gần 2% vào năm ngoái, nhằm tuân quy định hạn chế nợ của quốc gia này.
Ngược lại, các quốc gia phía Nam vẫn duy trì lập trường hỗ trợ tài chính nhiều hơn, với thâm hụt ngân sách của Ý tăng lên 7,2% vào năm ngoái.
Ý có kế hoạch hạn chế chi tiêu để đáp ứng các quy định tài chính của EU vừa được khôi phục gần đây, có nghĩa là hiệu quả vượt trội của nước này dự kiến sẽ giảm dần. Ông Kenningham cho biết, gần như toàn bộ mức tăng trưởng của Ý kể từ năm 2019 đều xuất phát từ các mức thuế "siêu ưu đãi", nhưng việc thu hẹp quy mô chương trình này khiến việc mở rộng trở nên không bền vững.
Có thể bạn quan tâm:
Trung Quốc lao vào cuộc chiến sản xuất trà ở dãy Himalaya
Nguồn FT