Thứ Năm | 29/05/2014 13:35

Toàn cầu sợ biến động tiền tệ

Biến động tiền tệ tại các thị trường mới nổi trong năm qua đã khiến nhiều công ty phải đưa ra các sách lược mới.
Bia và xe đẩy không có nhiều điểm chung. Nhưng nhà sản xuất bia SABMiller và nhà bán lẻ đồ dùng trẻ em Mothercare hiện đang cùng chia sẻ một vấn đề: cả hai đều cố gắng chống lại tác động của biến động tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của họ.

Sự trượt giá của đồng rand Nam Phi, cùng với các đồng tiền khác ở Australia, Colombia, Peru và những nới khác đã khiến SABMiller tổn thất khoảng 400 triệu USD trong năm tài chính kết thúc hồi tháng 3. Trong khi đó, Mothercare cho biết tình trạng sụt giá của đồng rúp (Nga) và các đồng tiền khác sẽ ăn vào lợi nhuận họ kiếm được trên doanh số bán hàng quốc tế, hiện chiếm tới 60% doanh số của tập đoàn.

2 công ty này gia nhập danh sách các công ty đã cảnh báo biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái đối với lợi nhuận trong năm nay. Danh sách này trải rộng từ các công ty tiêu dùng như Unilever và Procter & Gamble, những công ty có thể nhanh chóng điều chỉnh giá theo biến động hối đoái, đến các nhà sản xuất hàng dùng lâu như Rolls-Royce, thuộc nhóm các công ty không thể điều chỉnh giá vì sản xuất theo hợp đồng dài hạn.

1 năm bất ổn tiền tệ tại các nước mới nổi đã trở thành hình phạt cho các công ty đa quốc gia đã đặt cược nhiều vào tăng trưởng ở các nước đang phát triển để bù đắp cho tình trạng bất ổn sau cuộc khủng hoảng kéo dài tại các thị trường phát triển. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các công ty châu Âu, khi đồng bảng Anh và euro gần đây đã tăng giá cỡ 20% so với một số loại tiền tệ ảnh hưởng nặng nhất.

"Tiền tệ ở các thị trường mới nổi biến động rất nhanh. Các công ty cần phải tự bảo hiểm nếu không thể thích ứng giá kịp với biến động của đồng tiền” - Fabrice Famery, người đứng đầu bộ phận giá ngoại tệ và lãi suất doanh nghiệp châu Âu tại BNP Paribas, nói.

Tuy nhiên, trong khi đã quen với việc bảo hiểm rủi ro với các loại tiền tệ chính, đến nay hầu hết các công ty vẫn thấy quá tốn kém và thiếu thực tế để bảo vệ chống lại biến động tiền tệ ở các thị trường mới nổi, nơi chưa phát triển thị trường phái sinh. Hơn nữa, cổ đông thường xem rủi ro tiền tệ và khả năng tăng giá tiền tệ là điều đương nhiên khi đầu tư vào một công ty có hoạt động ở các thị trường mới nổi.

Ông Famery thừa nhận: “Nếu thứ gì cũng bảo hiểm, thì việc đầu tư vào các thị trường mới nổi cũng chẳng mang lại lợi nhuận cao hơn thị trường phát triển”.

g

Nhưng nay, ngày càng có nhiều công ty muốn trợ giúp cách bảo hiểm chống lại sự biến động tiền tệ, theo ông Darren Smith, Giám đốc hối đoái doanh nghiệp của HSBC. Cách làm truyền thống trước nay để bù vào rủi ro biến động tiền tệ là đầu tư vào các loại tiền tệ mới nổi có lãi suất cao.

Nhưng theo ông David Whelan, Giám đốc điều hành giải pháp Kho bạc tại Capita Asset Services, các cảnh báo lợi nhuận gần đây cho thấy cách tiếp cận truyền thống để bảo hiểm rủi ro đã không hoàn toàn hiệu quả, cần phải có một cách tiếp cận phù hợp và năng động hơn. Ông Smith tư vấn các lựa chọn thay thế như “lớp phủ tiền tệ”, tức thuê một công ty quản lý tiền tệ bảo hiểm tiền tệ cho mình.

Đến nay, Mothercare là một trong những công ty đã quyết định mua bảo hiểm nhiều hơn đối với biến động tiền tệ của đồng rúp, đồng rupee Ấn Độ và đồng rupiah Indonesia trong nửa đầu năm tài chính này và sẽ xem xét áp dụng một chiến lược 6 tháng tiếp theo.

Nguồn Sài gòn đầu tư


Sự kiện