Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến tháng 9/2012
Trong khi đó, khu vực Bắc Mỹ là khu vực có tổng nợ lớn nhất. Tính đến tháng 9 năm nay, tổng nợ của Canada là 1.516 tỷ USD, trong khi Mỹ nợ tới 11.110 tỷ USD. Khu vực Bắc Mỹ cũng nằm trong danh sách những khu vực có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất.
Châu Á cũng là khu vực có tổng nợ khá cao, chỉ đứng sau Bắc Mỹ và eurozone. Trong đó, Nhật Bản là nước mắc nợ nhiều nhất với 12.642 tỷ USD, xếp sau đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Tính đến tháng 9, nợ Trung Quốc là 1.267 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 942 tỷ USD trong khi Australia là 394 tỷ USD.
Việt Nam cũng xếp vào nhóm những nước có nợ công ở mức trung bình, 67 tỷ USD. Khá thấp so với các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia (217 tỷ USD), hay Malaysia (162 tỷ USD). Tuy nhiên, nợ công Việt Nam lại chiếm tới 50% GDP, xếp hàng cao nhất trong châu Á, chỉ đứng sau Malaysia.
Tại châu Mỹ Latinh, Brazil - nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng đồng thời là nước có nợ công cao nhất, với 1.302 tỷ USD, tiếp sau đó là Argentina với 182 tỷ USD. Tổng thể, khu vực châu Mỹ Latinh có tổng nợ nằm vào khoảng giữa của thế giới.
Châu Âu, đặc biệt là eurozone là khu vực có nhiều quốc gia mắc nợ nhất. Chẳng hạn, Pháp nợ tới 2.316 tỷ USD, Tây Ban Nha nợ 998 tỷ USD và Đức nợ 2.795 tỷ USD. Châu Âu cũng là nước có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất, trung bình trên 70%. Cá biệt có những quốc gia trên 100% như Italia và Hy Lạp.
Trên toàn thế giới, những quốc gia có tổng nợ trên GDP cao nhất gồm có Nhật Bản (219,9%), Hy Lạp (159,3%), Italia (120,5%), Anh (89,2%), Canada (87%), Pháp (88,5%) và Tây Ban Nha (71,9%).
Ý tưởng về một chiếc đồng hồ tính nợ cho từng quốc gia từ lâu đã không còn là điều quá mới mẻ với những ai từng đặt chân tới Quảng trường Thời đại của nước Mỹ, nơi các khoản nợ công được công khai tiết lộ với công chúng.
Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng thể hơn về tình trạng nợ công của thế giới, mới đây tờ Economist đã cho ra đời một chiếc đồng hồ điện tử. Dưới đây là cập nhật hầu hết các khoản nợ chính phủ tính theo USD của toàn cầu (tính đến tháng 9/2012).
Bên cạnh bảng đồng hồ tổng nợ, tờ Economist còn tạo ra một bản đồ về tương quan nợ cho từng quốc gia, với các tiêu chí nợ công, nợ công trên đầu người, dân số, nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ thay đổi hàng năm của tổng nợ.
Nguồn Economist/Khampha