Hàng ngàn người dân Sri Lanka đã tràn vào khu nhà ở của tổng thống trong ngày 09/07 - Ảnh: Reuters.
Toàn cảnh cuộc khủng hoảng dẫn đến Sri Lanka ngày hôm nay
Tính đến tháng 7/2022, các cuộc biểu tình trên đường phố của Sri Lanka vì vấn đề lạm phát và cắt điện kéo dài, đã khiến Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức còn quyền lực của các bộ trưởng chính phủ thì lung lay, trong khi phe đối lập liên tục kêu gọi tái bầu cử. Cuộc hỗn loạn đang gây khó khăn cho việc quản lý khủng hoảng ngoại hối của quốc đảo này cũng như đe dọa đến ngân quỹ để duy trì hoạt động của nền kinh tế phụ thuộc nặng vào du lịch, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka là sự phụ thuộc vào nhập khẩu và số tiền chi tiêu cho việc này.
- Tổng nhập khẩu năm 2021 = 20,6 tỉ USD.
- Tổng nhập khẩu năm 2022 (tính đến tháng 3) = 5,7 tỉ USD.
Tuy nhiên, lượng dự trữ ngoại hối được báo cáo gần đây nhất cho thấy nước này chỉ còn vỏn vẹn 50 triệu USD, giảm đến 99%, từ mức 7,6 tỉ USD vào năm 2019.
Một số mặt hàng nhập khẩu hàng đầu vào năm 2021, theo Ngân hàng Trung ương của đất nước, là:
- Xăng dầu tinh chế = 2,8 tỉ USD.
- Dệt may = 3,1 tỉ USD.
- Sản phẩm hóa chất = 1,1 tỉ USD.
- Thực phẩm & đồ uống = 1,7 tỉ USD.
Khi không có tiền mặt để mua những mặt hàng này từ nước ngoài, hiển nhiên là người dân Sri Lanka phải đối mặt với tình hình ngày càng khắc nghiệt.
Ngoài ra, khoản nợ mà Sri Lanka phải gánh chịu là rất lớn, cản trở khả năng tăng dự trữ ngoại hối của họ. Gần đây, nước này đã không thể thanh toán khoản vay 78 triệu USD từ các chủ nợ quốc tế, và tổng cộng, họ đã vay 50,7 tỉ USD.
Nguồn nợ lớn nhất của Sri Lanka cho đến nay là từ thị trường, theo sau là các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản, cùng những khoản vay khác.
Nguồn Visual Capitalist