Chỉ số PMI phi sản xuất hôm 31/10 đạt 50,6, vẫn nằm trong vùng mở rộng nhưng tăng với tốc độ chậm nhất trong năm nay. Ảnh: Getty Images.

 
Nguyên Hồ Thứ Tư | 01/11/2023 09:56

Tình hình sản xuất tại Trung Quốc vẫn còn đáng quan ngại

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10, làm tiêu tan hy vọng về đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc đạt 49,5 trong tháng này, thấp hơn dự báo và thấp hơn mức 50,2 trong tháng 9.

Sự thu hẹp này hoàn toàn trái ngược với đà tăng trưởng của tháng trước, đánh dấu một đòn giáng mạnh hơn nữa vào các nhà hoạch định chính sách, những người đang chịu áp lực giải quyết tình trạng suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và phục hồi tăng trưởng.

Trước đó, tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã tăng trưởng tốt hơn dự kiến ở mức 4,9% so với cùng kỳ trong quý III, dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển hướng khỏi những dự báo đáng thất vọng hậu đại dịch.

Ông Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết tình hình vẫn khả quan cho đến khi số liệu mới nhất được công bố.

Ông cho biết, nếu không tính thời điểm COVID-19, dữ liệu tổng hợp về sản xuất và phi sản xuất đang đạt mức tệ nhất trong lịch sử, còn lĩnh vực dịch vụ hầu như không tăng trưởng chút nào.

Chỉ số PMI phi sản xuất hôm 31/10 đạt 50,6, vẫn nằm trong vùng mở rộng nhưng tăng với tốc độ chậm nhất trong năm nay. Các nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò đã dự báo chỉ số này là 52, sau khi chỉ số này đạt 51,7 vào tháng 9.

 

Ông Robert Carnell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại ING, cho biết số liệu PMI được đưa ra đã giáng một cú sốc nhẹ và ông cho rằng nền kinh tế vẫn gặp khó khăn bất chấp số liệu GDP gần đây.

Nền kinh tế Trung Quốc đã có nhiều dấu hiệu tăng trưởng hơn, tăng 1,3% theo quý, vượt xa đáng kể so với mức tăng trưởng từ tháng 4 đến tháng 6 chỉ là 0,5%. Số liệu PMI sản xuất của Trung Quốc đã vượt lên trên mốc 50 trong tháng 9 sau 5 tháng giảm liên tiếp, khi dữ liệu thương mại, bán lẻ và bất động sản đáng thất vọng đã làm tiêu tan kỳ vọng về sự bùng nổ sau khi dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch vào tháng 1.

Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% vào năm 2023, mục tiêu chính thức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Lĩnh vực bất động sản đã được chú ý trở lại trong những tuần gần đây, khi Country Garden, từng là nhà phát triển bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh thu, vỡ nợ quốc tế. Trong khi kế hoạch tái cơ cấu tại Evergrande, Tập đoàn bị vỡ nợ 2 năm trước đã gây ra khủng hoảng thanh khoản trên toàn ngành, đã bị trật bánh vào phút cuối do những hạn chế về quy định.

Các số liệu chính thức yếu hơn sẽ gây thêm áp lực cho việc kích thích tài chính từ Bắc Kinh. Các nhà hoạch định chính sách đã dần dần nới lỏng các điều kiện tiền tệ, cắt giảm nhẹ lãi suất cho vay chuẩn và nới lỏng một số hạn chế đối với việc mua nhà nhằm tránh giá cả quá nóng.

Có thể bạn quan tâm:

 "Bất động sản" đang bị bỏ quên ở không gian đô thị

Nguồn FT