Thứ Hai | 07/10/2013 16:04

Tiết kiệm hộ gia đình có xu hướng tăng 5 năm sau khủng hoảng

Kể từ khi khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu, niềm tin tiêu dùng lung lay, các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Một bản phân tích của AP về các hộ gia đình ở 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã cho thấy rằng các gia đình chi tiêu rất cẩn trọng và rút hàng trăm tỷ đô la ra khỏi sàn chứng khoán, cắt giảm vay mượn lần đầu tiên trong hàng thập kỷ đồng thời đổ tiền vào các khoản tiết kiệm.

Bên cạnh đó, trái phiếu có tỷ lệ lãi suất thấp thường không theo kịp với tỉ lệ lạm phát.
"Không mất nhiều thời gian để hủy hoại nhưng lại rất lâu để lấy lại niềm tin. Thái độ đối với rủi ro luôn không thay đổi", Ian Bright, nhà kinh tế trưởng của ING phát biểu.
Phương pháp tìm nơi trú ẩn an toàn trên diện rộng toàn cầu như vậy chưa từng có trước đây kể từ khi chiến tranh thế giới II kết thúc.

AP đã tìm thấy những dấu hiệu và lý do quan trọng trong hành vi tiết kiệm của các gia đình:

Rút lui khỏi sàn chứng khoán: Mong muốn an toàn đã kéo mọi người ra khỏi các sàn chứng khoán, mặc dù giá cổ phiếu đã tăng cao sau cuộc khủng hoảng vào đầu năm 2009. Các nhà đầu tư ở 10 nước kinh tế hàng đầu như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Pháp, Mỹ, Anh, Brazil, Nga và Ấn Độ đã rút 1,1 nghìn tỷ USD từ các quỹ đầu tư tương hỗ chứng khoán trong 5 năm sau khủng hoảng, tương đương với 10% cổ phần nắm giữ vào thời điểm đầu, theo thông tin từ công ty Lipper.

Các nhà đầu tư dành nhiều tiền hơn vào các quỹ tương hỗ trái phiếu, có giá trị 1,3 nghìn tỷ USD, ngay cả khi các khoản trả lãi trái phiếu rơi xuống rất thấp.

Tránh nợ nần: Trong 5 năm trước khủng hoảng, nợ của các hộ gia đình ở 10 nền kinh tế lớn nhất tăng tới 34%, theo dữ liệu của Credit Suisse. Khi giai đoạn khủng hoảng tài chính lên đến cao trào, mọi người bắt đầu phanh tốc độ vay nợ. Tỷ lệ nợ/người lớn ở 10 nước kinh tế phát triển giảm 1% trong 4,5 năm sau năm 2007.

Các nhà kinh tế học cho rằng tỷ lệ vay nợ chưa từng giảm xuống đồng loạt như vậy kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Mọi người cố tránh nợ nần thậm chí khi các ngân hàng cho vay với lãi suất thấp kỷ lục. Vào những thời điểm bình thường, lãi suất như vậy có thể thu hút một lượng người vay vô cùng lớn.

Tiết kiệm tiền: Tìm kiếm sự an toàn cho tiền bạc, nên các hộ gia đình ở sáu nền kinh tế phát triển nhất đã dành 3,3 nghìn tỷ USD, tương đương 15% cho các khoản tiền cất giữ trong 5 năm sau khủng hoảng, số lượng lớn hơn so với 5 năm trước khủng hoảng, tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết.

Cắt giảm chi tiêu: Để giảm nợ và tiết kiệm nhiều hơn, mọi người đã thắt chặt chi tiêu. Điều chỉnh chi tiêu vì lý do lạm phát, tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu tăng 1,6% một năm trong 5 năm sau khủng hoảng, theo đánh giá của PricewaterhouseCoopers. Mức này chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trước thời kỳ khủng hoảng và cao hơn một chút so với tốc độ tăng dân số hàng năm trong giai đoạn này.

Chỉ số tiêu dùng rất quan trọng đối với nền kinh tề bởi nó chiếm hơn 60% GDP.

Các nước đang phát triển không đủ lực: Khi khủng hoảng tài chính ở giai đoạn cao trào, các nước phát triển trông đợi các nước đang phát triển đảm nhiệm vai trò tăng sức mạnh toàn cầu. Bốn nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (khối BRIC) đã phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng.

Tuy nhiên tiềm năng của các nước BRIC đã được đánh giá quá cao so với thực tế. Mặc dù bốn nước có dân số chiếm 80%, nhưng chi tiêu của người tiêu dùng chỉ chiếm 22% trong tổng 10 nước lớn nhất vào năm trước, theo nghiên cứu của Haver Analytics. Năm nay, nền kinh tế của các nước khối BRIC cũng đang xuống dốc.

Tuy nhiên, tránh xa nợ nần và chi tiêu ít hơn có thể tốt cho tài chính của một gia đình. Khi hàng trăm triệu gia đình làm vậy thì nó có thể sẽ làm nền kinh tế toàn cầu bất ổn.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện