Thứ Hai | 25/06/2012 08:09

Tiền tệ khối BRIC giảm mạnh nhất kể từ năm 1998

Lần đầu tiên trong 13 năm, đồng real, rúp, rupee suy yếu nhất trong nhóm tiền tệ các nước đang phát triển, trong khi nhân dân tệ giảm mạnh nhất từ 1994.
Mặc dù kinh tế các nước mới nổi lớn nhất thế giới thuộc nhóm BRIC (gồm Brazil, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ) tăng trưởng hơn 4 lần trong thập kỷ qua, nhưng tiền tệ của các nước này không tránh được đà suy giảm.

Các nhà đầu tư đang chạy khỏi 4 nền kinh tế mới nổi BRIC sau khi tỷ lệ vỡ nợ tiêu dùng ở Brazil lên cao nhất kể từ năm m2009, giá dầu xuất khẩu của Nga xuống thấp nhất 18 tháng, thâm hụt ngân sách Ấn Độ tăng, giá nhà Trung Quốc giảm mạnh. Giới đầu tư tìm cách đối phó với nguy cơ thua lỗ hơn nữa khi đà tăng trưởng ở các nước này tiếp tục chững lại.

 Một đối tác điều hành của quỹ đầu cơ SLJ Macro Partners LLP và cựu chuyên gia kinh tế Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Stephen Jen, cho biết, ông khác bi quan về các nền kinh tế này. “Ki kinh tế toàn cầu và dòng vốn chậm lại, các nền kinh tế này đã bộc lộ rất nhiều vấn đề khiến người ra hoài nghi, nhất là khi đặt cược vào tiền tệ”, ông nhận định.

Cựu trưởng bộ phận nghiên cứu tiền tệ toàn cầu thuộc Morgan Stanley dự đoán, tiền tệ của các nước từ Brazil, Nga đến Ấn Độ sẽ giảm ít nhất 15% vào cuối năm nay.

Đồng real của Brazil mất 12% giá trị trong quý II này, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong số 31 loại tiền tệ được Bloomberg theo dõi. Rúp của Nga cũng giảm 11%, trong khi nhân dân tệ vốn không biến động suốt giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 thì đã giảm 1% kể từ tháng 3 sau khi Chính phủ Trung Quốc mở rộng biên độ giao dịch.

Nội tệ suy yếu đã ảnh hưởng xấu đến các công ty trong nước ở BRIC. Fibria, một công ty của Brazil cho biết, mới đây họ buộc phải đàm phán lại điều kiện đi vay sau khi đồng real giảm đã làm tăng chi phí trả nợ bởi lẽ khoảng 90% khoản nợ của công ty này đều bằng đô la Mỹ.

Trong khi đó, đồng rupee giảm cũng ảnh hưởng đến các công ty Ấn Độ do lạm phát tăng, hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vay giá rẻ. Điều này ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ nói chung, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt ngân sách tăng, hiện tương đương 5,8% GDP, so với Bồ Đào Nha chỉ 4,2%, Italia 3,9%.

Nguồn Bloomberg/DVT


Sự kiện