Vào năm 2020, tỉ lệ sinh của thế giới ở mức 2.3, cao hơn một chút so với tỉ lệ cần thiết 2.1 để duy trì dân số. Ảnh: Getty Images.

 
Hải Miên Thứ Tư | 12/04/2023 15:44

Tỉ lệ sinh toàn cầu đang giảm không phanh

Mặc dù dân số đông gây ra những hệ quả nhất định, nhưng một loạt vấn đề khác lại nảy sinh khi tỉ lệ sinh giảm xuống dưới mức cần thiết.

Đầu thế kỷ XIX, dân số thế giới đã đạt một cột mốc quan trọng: 1 tỉ người. Trong 220 năm tiếp theo, con số này đã tăng lên gấp 8 lần, tương đương 8 tỉ người sống trên trái đất, với một nửa mức tăng trưởng diễn ra kể từ năm 1975.

Sự gia tăng dân số toàn cầu liên tục này có được là nhờ những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc dự báo rằng tốc độ tăng trưởng sẽ nhanh chóng chậm lại và thậm chí có thể dừng hoàn toàn vào năm 2100, do tỉ lệ sinh giảm.

Tổng tỉ suất sinh là số lần sinh trung bình của một phụ nữ trong suốt cuộc đời. Tỉ suất sinh thế giới (được biểu thị bằng số trẻ em trên một phụ nữ) đã giảm dần kể từ những năm 1970.

Vào năm 2020, tỉ lệ sinh của thế giới ở mức 2,3, cao hơn một chút so với tỉ lệ cần thiết 2,1 để duy trì dân số. Con số này giảm hơn 2 lần so với mức 4,7 vào năm 1960.

 

Quốc gia Niger ở châu Phi hiện có tỉ lệ sinh cao nhất, ở mức 6,9, có nghĩa là trung bình một phụ nữ ở Niger sẽ có 7 người con trong đời.

Ngoại trừ Afghanistan (thứ 14), tất cả 30 quốc gia có tỉ lệ sinh cao hàng đầu đều nằm trên lục địa châu Phi. Theo các ước tính, châu Phi sẽ có thêm 2,5 tỉ người mới vào năm 2100, trong khi hầu hết các lục địa sẽ có tốc độ tăng dân số bằng nhau.

Mặc dù dân số đông gây ra những hệ quả nhất định, nhưng một loạt vấn đề khác lại nảy sinh khi tỉ lệ sinh giảm xuống dưới mức cần thiết.

Giảm tỉ lệ sinh có thể dẫn đến thu hẹp dân số và tỉ lệ người già so với người trưởng thành đang làm việc sẽ cao hơn, gây ra những hậu quả kinh tế không mong muốn như tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm thuế.

Có thể bạn quan tâm:

 Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, Việt Nam lọt top

Nguồn Visual Capitalist