Chủ Nhật | 24/06/2012 13:54

Thương vụ thâu tóm sàn kim loại lớn nhất thế giới và quyền chi phối của Trung Quốc

Thương vụ mua lại Trung tâm giao dịch kim loại (LME) của Hong Kong đã giúp Trung Quốc có thêm quyền kiểm soát trên thị trường hàng hóa thế giới.
Sàn giao dịch Hong Kong (HKE) chiến thắng các đối thủ khác để giành quyền mua lại sàn giao dịch kim loại London (LME). Việc mua sàn chứng khoán này với giá kỷ lục hơn 2 tỷ đôla đã kéo trung tâm giao dịch kim loại thế giới về phương Đông.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley gọi việc mua lại cổ phiếu LME trị giá hơn 2,15 tỷ của HKE là một giao dịch “cắt cổ”. Mức giá HKE bỏ ra cao hơn gấp gần 160 lần lợi nhuận ròng của sàn chứng  này. Thực tế, HKE đã trả giá cao hơn những đối thủ khác bao gồm hãng điều hành chứng khoán New York NYSE Euronext, chủ sở hữu sàn chứng khoán Comex CME Group và đặc biệt là tập đoàn thu đổi ngoại tệ quốc tế của Anh ICE, để giành quyền mua lại LME.

Tại sao Hong Kong lại bỏ ra một số tiền lớn như vậy (lớn gấp 66 lần hồ sơ dự thầu của CME Group) cho LME? Câu trả lời nằm ngay trong lá thư công bố thỏa thuận của HKE. Một khi có trong tay quyền kiểm soát LME, sàn chứng khoán Hong Kong sẽ yêu cầu Trung Quốc đại lục cho phép kinh doanh tại đây. Ngoài ra, HKE còn mong muốn thu hút thêm nhiều nhà đầu tư châu Á gia nhập thị trường chứng khoán. Đáng chú ý hơn cả là tham vọng chiếm lĩnh thị trường hàng hóa tại Trung Quốc cũng như trên thế giới.

Giao dịch thành công này đem lại nhiều lợi thế cho cả HKE cũng như Chính phủ Trung Quốc. Riêng với HKE, vụ thâu tóm đồng nghĩa với khoản lợi nhuận khổng lồ mà các cổ đông sẽ nhận được, trong đó có JPMorgan Chase và Goldman Sachs (nắm 20,4% cổ phần với trị giá khoảng 436 triệu USD).

Thương vụ này cũng cho thấy Trung Quốc đang dần trở thành “con át chủ bài” trên thị trường vàng và hàng hóa quốc tế, tăng cường hơn nữa quyền kiểm soát thị trường giao dịch vàng toàn cầu - mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra trong kế hoạch 5 năm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, Trung Quốc tranh thủ cơ hội để củng cố vị thế quốc tế của mình trên thị trường tài chính toàn cầu.

Không phải ngầu nhiên mà Trung Quốc lại trở thành một trong những lực lượng chi phối thị trường vàng toàn cầu. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ muốn phát triển thị trường vàng trong nước theo kế hoạch 5 năm mới nhất. Một loạt các tổ chức bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, Bộ tài chính, Ủy ban quản lý chứng khoán đã đưa ra ý tưởng nhằm phát triển thị trường vàng mà cụ thể là thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu vàng, phát triển thị trường cho thuê, cải thiện chính sách ngoại hối đối với thị trường vàng.

Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm giao dịch hàng hóa và vàng lớn của thế giới. Trong quý đầu năm nay, Trung Quốc vượt qua Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ vàng nhiều nhất. Theo Hội đồng vàng thế giới, nước này mua tổng cộng 265,7 tấn vàng.

Trung Quốc nắm giữ 3,3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, trong đó phần lớn là đồng đô la Mỹ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hiểu được những rủi ro khi nắm giữ đồng đô la bởi những món nợ của Chính phủ Mỹ quá cao và rủi ro về chính trị khi cả 2 nước đều nắm giữ nhiều quyền lực tài chính đối với nhau. Hơn nữa, đầu tư vào vàng là một phần truyền thống văn hóa của Trung Quốc, một phong tập được phổ biến rộng rãi trong toàn dân.

Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, không còn nghi ngờ gì về việc Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu tăng sự hiện diện trên thị trường hàng hóa toàn cầu, nhất là khi bỏ ra rất nhiều tiền để mua sàn giao dịch lớn nhất London.

Ngoài vàng, LME còn là sàn giao dịch chính trên một số thị trường hàng hóa, đặc biệt là kim loại công nghiệp như nhôm, kẽm, đồng, chì... Trong bối cảnh tính minh bạch kém và lo ngại về thị trường tự do là điểm trừ của Trung Quốc, việc sát nhập HKE-LME đánh dấu việc quốc gia đông dân nhất thế giới này trở thành "con át chủ bài" trên thị trường giao dịch hàng hóa toàn cầu.

Nguồn Forbes/DVT


Sự kiện