Thượng viện Mỹ hoãn thông qua gói cứu trợ Ukraine
Dự luật trên vừa được Ủy ban đối ngoại Thượng viện thông qua hôm 12-3, bao gồmviệc cam kết cho Ukraine vay nợ, gói cứu trợ kinh tế cho Chính phủ Kiev mới, các biện pháp trừngphạt Nga và kế hoạch cải tổ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, theo Reuters sáng nay 14-3, cácnghị sĩ Đảng Cộng hòa đã phản đối gộp chung việc cải cách IMF vào dự luật trên. Điều này sẽ khiếnthượng viện chỉ có thể biểu quyết thông qua dự luật sớm nhất là cuối tháng này. Cụ thể, thượng việnsẽ phải chờ đến ngày 24-3 khi quốc hội hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ bắt đầu từ ngày 14-3.
Khi đó, Thượng viện Mỹ rất có thể cũng sẽ thông qua dự luật trên, song gói cứu trợnày sẽ không được ký thành luật trừ khi cũng được hạ viện (nơi phe Cộng hòa chiếm đa số) thôngqua.
Chủ tịch hạ viện John Boehner đã thúc giục thượng viện thông qua dự luật cứu trợ"phiên bản hạ viện": viện trợ 1 tỉ USD cho Ukraine nhưng không bao gồm các đề xuất khác như thượngviện, đặc biệt là các cải cách dành cho IMF -theo Reuters.
"Tiền bạc của IMF chẳng liên quan gì đến Ukraine"- Reuters dẫn lời ôngBoehner nói tại cuộc họp báo sáng 13-3 (giờ địa phương).
Chính quyền Tổng thống Obama mong muốn thúc đẩy cải cách IMF, song nhiều nghị sĩCộng hòa than phiền điều này sẽ gây tốn kém và giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại tổ chức này.
Nỗ lực ngoại giao cuối cùng trước cuộc trưng cầu dân ý Crimea
Theo hãng tin AFP, hôm nay 14-3 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đàm phán vớiNgoại trưởng Sergei Lavrov để ngăn chặn việc Crimea sáp nhập vào Nga. Ông Kerry cho biết Ukraine cóthể sẽ cho phép Crimea được trưng cầu dân ý về quyền tự quyết tương tự như mô hình Scotland vàAnh.
Xuất hiện tại Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA), Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cũngkhẳng định muốn đàm phán với Nga và không muốn chiến tranh. Ông kêu gọi Matxcơva rút quân ra khỏiCrimea. "Chúng tôi không muốn có bất kỳ hành vi gây hấn quân sự nào" - ông Yatsenyuk nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ nhượng bộ. Theo Reuters, hôm quaNga đã mở cuộc tập trận mới ở khu vực gần biên giới Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết khoảng8.500 binh sĩ đã tham gia vào cuộc tập trận này.
Cuộc tập trận có sự tham gia của xe tăng và các khẩu đội pháo. Ngoài ra khoảng4.000 lính dù Nga cũng đang tập trận tại vùng Rostov thuộc miền trung Nga. Đây là cuộc tập trận thứhai của quân đội Nga kể từ cuộc khủng hoảng Crimea nổ ra.
Mới đây, các quan chức Mỹ tiết lộ Washington đang xem xét đề nghị hỗ trợ vũ khí vàquân sự Ukraine. Phía Kiev mong muốn Washington hỗ trợ cả thông tin tình báo lẫn vũ khí và đạndược. "Chúng tôi đang xem xét các đề xuất họ đưa ra" - một quan chức Mỹ cho biết.
Lãnh đạo người Tatar ở Crimea Mustafa Dzhemilev cũng vừa kêu gọi NATO can thiệpquân sự vào Crimea để ngăn chặn "một cuộc thảm sát". "Nếu các biện pháp trừng phạt không có hiệuquả, NATO cần can thiệp vào như Kosovo" - ông Dzhemilev kêu gọi.
Ông Dzhemilev cảnh báo sau cuộc trưng cầu dân ý, có thể lực lượng thân Nga ởCrimea sẽ "mở cuộc thảm sát" (người Tatar có hằn thù sâu sắc với Nga). Ông cũng kêu gọi người Tatarở Crimea tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3. Dù vậy, trước đó các nhà lãnh đạo phương Tây đãbác bỏ khả năng can thiệp quân sự vào Crimea.
Trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này, các cuộc biểu tình ủng hộ và chống Nga tiếptục bùng lên ở thành phố Donetsk. Theo AFP, một thanh niên 22 tuổi đã thiệt mạng khi hai phe biểutình đụng độ nhau dữ dội tại Donetsk.
Xét nghiệm cho thấy nạn nhân đã bị đâm chết. Ngoài ra còn có 16 người khác bịthương.
Nguồn Tuổi trẻ