Chủ Nhật | 27/10/2013 08:32

Thương mại toàn cầu đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng 30 năm

Xu hướng tăng trưởng thương mại toàn cầu cao gấp hai lần tăng trưởng kinh tế trong 30 năm qua đã kết thúc.
Thương mại toàn cầu năm nay dự kiến​​ tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp ở mức gần hoặc thậm chí ít hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đây là một điều bất thường.

Trong ba thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP toàn cầu. Thậm chí ngay cả dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự sụt giảm hai con số của tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2009, trao đổi hàng hoá và dịch vụ vẫn tăng trung bình gần 7% một năm trong giai đoạn 1980-2011, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong khoảng thời gian đó nền kinh tế toàn cầu tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,4% , theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Kể từ đó, tốc độ tăng trưởng trở nên chậm chạp. Năm nay, tăng trưởng thương mại dự kiến ​​sẽ chỉ tăng khoảng 2,5%, so với tăng trưởng GDP là 2,9%. Trong năm 2012, tăng trưởng thương mại chỉ tăng 2%. Theo dự báo của IMF và WTO, tốc độ tăng trưởng thương mại năm tới sẽ là 4,5%, so với mức tăng trưởng GDP toàn cầu là 3,6%.

Tỷ lệ 2:1 giữa tăng trưởng thương mại và tăng trưởng GDP không còn được duy trì, đã gây ra tranh luận giữa các nhà kinh tế về việc liệu đây sẽ chỉ là một hiện tượng nhất thời hay là sự thay đổi mang tính căn bản trong cơ cấu thương mại toàn cầu.

 Trong ba thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP toàn cầu.
Trong ba thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP toàn cầu.


Khoảng cách về tốc độ tăng trưởng GDP và thương mại giảm thường là tín hiệu đáng lo ngại, theo Gavyn Davies đã chỉ ra trong một bài viết đăng trên blog FT gần đây. Là một trong những động lực chính đằng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây, tăng trưởng thương mại toàn cầu dường như đã hoàn toàn bị mất đi sự hấp dẫn.

Bình luận của ông đã nhận được một phản hồi nhanh chóng từ Paul Krugman, người đoạt giải Nobel và nhà phân tich của tờ New York Times, là người có cái nhìn lạc quan hơn. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại và GDP đang thay đổi cũng như nhiều yếu tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trong hơn ba thập kỷ qua đã suy giảm. Nhưng không nhất thiết phải lo lắng về điều đó. "Mối quan hệ từ trước tới giờ giữa tăng trưởng thương mại và GDP không phải là một quy luật tự nhiên, nó chỉ là kết quả của các chính sách và công nghệ của vài thế hệ trước".

Việc tốc độ thương mại và tăng trưởng GDP tiến sát nhau là khá hiếm. Nhưng hiện tượng này diễn ra trong hai năm liên tiếp là cực kỳ hiếm. Hiện tượng này đã không xảy ra kể từ đầu những năm 1980. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, chỉ có thời kỳ 1913-1950 là tăng trưởng thương mại thấp hơn tăng trưởng GDP toàn cầu được một số người gọi là thời đại của "phi toàn cầu hóa".

Nhiều người cho rằng trong thế giới toàn cầu hóa các công ty đa quốc gia phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế, thương mại chỉ có tăng và quay trở về mức trước đó.

HSBC trong tháng này dự đoán thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 8% cho tới năm 2030 phần lớn nhờ vào việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các thị trường đang phát triển như Ấn Độ. Maersk, công ty vận tải lớn nhất thế giới tính theo thị phần, cho rằng chu kỳ thương mại toàn cầu đã xuống đáy, và dự báo nhu cầu vận tải trên toàn thế giới sẽ tăng 4-6% trong năm 2014 và 2015.

Đàm phán thương mại trong khu vực cũng ủng hộ lập luận cho rằng hoạt động thương mại toàn cầu có thể lấy lại sự năng động trước đây. Cuối năm nay, Hoa Kỳ muốn ký kết thỏa thuận Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim) với Nhật Bản và 10 quốc gia khác có tổng GDP gần bằng một phần ba GDP toàn cầu. EU và Mỹ đang thảo luận một hiệp ước thậm chí còn quan trong hơn. Bộ trưởng thương mại từ 160 quốc gia thành viên của WTO cũng hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận vào tháng 12 với mục đích xóa bỏ sự quan liêu của ngành hải quan các nước, và nối lại vòng đàm phán Doha bị đình trệ trong thời gian dài.

Nhiều người nghi ngờ rằng thương mại thế giới đã trở về thời kì hoang dã. George Magnus, cố vấn kinh tế cao cấp của ngân hàng UBS, cho rằng thế giới đang diễn ra tình trạng bất ổn do "các vấn đề cơ cấu kinh tế đang trở nên trầm trọng" và các nhà lãnh đạo đã đánh mất vai trò của họ.

Báo cáo gần đây của ông Magnus chỉ ra rằng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy toàn cầu hóa vẫn có thể bị sụp đổ. Những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã góp phần vào quá trình phi toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới đã giảm và không khó để có thể nhận ra dấu hiệu các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở lo ngại về hoạt động kinh doanh ở những nơi như Trung Quốc.

Cho đến nay, thế giới đã tránh được ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930. Ông Magnus cũng chỉ ra các biện pháp bảo hộ mậu dịch "vô hình" đang tăng dần từ năm 2008. "Nếu nó chỉ là trường hợp cá biệt trong thương mại tôi sẽ không có cảm giác lo lắng đến như vậy". Nhưng "các số liệu cho thấy có điều gì bất bình thường đang xảy ra."

Có dấu hiệu chứng tỏ có một số thay đổi về cơ cấu đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới. Dịch vụ trong thương mại quốc tế với tổng giá trị hiện đã đạt hơn 4 nghìn tỷ USD/năm, đang trở thành một bộ phận không ngừng tăng của thương mại.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng giá trị dịch vụ thương mại toàn cầu
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng giá trị dịch vụ thương mại toàn cầu


Nghiêm trọng hơn, chi phí lao động đã tăng cao ở Trung Quốc khi nước này đang chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, từ bỏ lợi thế cạnh tranh hiện nay của họ là sản xuất hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật thấp. Sự ra đời của máy in 3D và các phát minh sáng kiến nâng cao khả năng tiến tới một cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp. Tất cả điều này hướng thương mại ra khỏi mô hình lắp ráp tại nước ngoài với chi phí thấp.

Giả định lâu nay về sự tất yếu của quá trình toàn cầu hóa cũng đang bị thách thức.

Sự sụp đổ của nhập khẩu vào khu vực châu Âu do suy thoái kinh tế lý giải phần lớn những gì đang xảy ra với thương mại toàn cầu trong những năm gần đây, theo ông Magnus. "Nhưng đó chỉ là một trong những nguyên nhân làm giảm tổng cầu hàng hóa của châu Âu đối với Trung Quốc và Châu Á, và ngược lại", ông nói.

Hiện nay, Trung Quốc biết cách hạ cánh an toàn cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại ở mức 7,8% một năm. Nhưng cuộc chiến của Bắc Kinh nhằm tái cân bằng nền kinh tế từ mô hình dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng trong nước vẫn có thể thất bại. Hơn nữa, tăng trưởng của các nền kinh tế như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico và nhiều nước khác đều chậm lại trong năm qua.

Ông Magnus nói, đã lỗi thời khi cho rằng các nền kinh tế mới nổi đã tách khỏi các thị trường xuất khẩu lớn như EU và Mỹ và sẽ trở thành một nguồn tăng trưởng kinh tế độc lập của kinh tế toàn cầu.

Nói chung, các động lực quan trọng như việc giảm chi phí vận chuyển, sự ra đời của internet cho tới việc kết thúc chiến tranh lạnh và sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi đều thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu trong các thập niên gần đây.

Các nhà kinh tế và thống kê của WTO cho rằng xu hướng này kết thúc, không có nghĩa là tỷ lệ giữa tăng trưởng thương mại sẽ lại gấp 2 lần tăng trưởng GDP “sau khi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính suy giảm".

Họ kết luận rằng các nhân tố lớn thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong ba thập kỷ qua đã hết, tương tự như các nguồn tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. Coleman Nee, chuyên gia thống kê của WTO là một trong những người tác giả của báo cáo, cho rằng khoảng cách giữa tăng trưởng thương mại và GDP sẽ gần với tỷ lệ 1.5:1 và sẽ tiếp tục tăng nữa trong những năm tới.

Vấn đề là những người ủng hộ toàn cầu hóa tiếp tục thực hiện chính sách ngược với với xu hướng trên có thể thuyết phục được mọi người hay không?

Trong một bài báo có tựa đề "Toàn cầu hóa Thương mại và tương lai của nó", Arvind Subramanian và Martin Kessler của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, cho rằng thế giới phải đối mặt với hai thách thức lớn chỉ với mục đích duy trì tình trạng toàn cầu hóa như hiện nay.

Việc đầu tiên là duy trì tốc độ toàn cầu hóa ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Triển vọng tăng trưởng trung hạn yếu, làm tăng sức ép tài chính và sự trì trệ về tiền lương trong nhiều thập kỷ ở các nền kinh tế này "không phải là những điều kiện thuận lợi nhất để duy trì toàn cầu hóa"

Việc thứ hai là phải đảm bảo Trung Quốc – quốc gia lớn nhất thế giới về thương mại - tiếp tục cải cách và mở cửa thị trường với thế giới bên ngoài. Tín hiệu tốt là nhu cầu nội địa của Trung Quốc lớn hơn nhu cầu xuất khẩu. Nhưng những nỗ lực cải cách của quốc gia này vẫn có thể bị chậm lại, và nếu điều đó xảy ra "toàn cầu hóa sẽ bị ảnh hưởng".

Thách thức đầu tiên là trong những năm tới các nhà lãnh đạo của Mỹ và châu Âu sẽ phải tiếp tục vật lộn để phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính. Một phần câu trả lời cho thách thức thứ hai là khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem xét việc tiếp tục đẩy mạnh các cải cách kinh tế tại Hội nghị trung ương đảng nước này trong tháng 11.

Tuy nhiên, ông Magnus vẫn lo ngại. "Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị, quá trình toàn cầu hóa có khả năng bị trì hoãn hoặc đảo ngược". Cả Mỹ và Trung Quốc dường như không muốn hoặc không có khả năng đảm bảo cho điều đó.

Bảo hộ mậu dịch: nguy cơ tiềm ẩn
Nền kinh tế toàn cầu đã không còn phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng ít nhất nó đã không lặp lại những sai lầm trong những năm 1930 khi vô số các hàng rào bảo hộ mậu dịch được dựng lên.

Nhưng điều này có hoàn toàn đúng hay không? Bảo hộ vẫn chưa diễn ra một cách công khai, mà mới có thể chỉ là mối đe đọa tiềm ẩn.

Simon Evenett, giáo kinh tế thương mại tại trường Đại học St Gallen ở Thụy Sĩ, cho biết các nền kinh tế hàng đầu G20 đã áp dụng hơn 1.500 biện pháp bảo hộ thương mại kể từ khi họ công bố đàm phán thương mại bị "bế tắc" từ 11/2008.

Trong một báo cáo tháng chín, Liên minh châu Âu cho biết họ đã thống kê tổng cộng 688 biện pháp bỏ hộ mới được áp dụng từ giữa tháng 10/2008 cho tới cuối tháng 5/2013. Mức trung bình là 10 biện pháp mới được tạo ra trong một tháng có tác động tiêu cực và không cần thiết đến thương mại toàn cầu .

Không có bất cứ biện pháp nào có thể so sánh với Luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930 tăng mức thuế nhập khẩu lên mức kỷ lục đối với hàng nghìn mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng nó đã làm trầm trọng thêm và kéo dài cuộc suy thoái kinh tế diễn ra sau khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ năm 1929.

Giáo sư Evenett cho rằng làn sóng bảo hộ hiện tại là có hại và không cần thiết. Hơn nữa, số lượng các biện pháp bảo hộ đang gia tăng đặc biệt tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế thuộc nhóm BRICs. Đây là tín hiệu xấu cho tương lai.

Theo ông ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ được tháo gỡ trong vòng 10 năm nhưng sẽ phải mất ít nhất 15 năm để giải quyết tác động của nó đổi với thương mại toàn cầu.

Nguồn Financial Times


Sự kiện