Thương mại thế giới trì trệ toàn diện
Đó là những tin xấu đặc biệt đối với những nơi như Singapore và Hong Kong, vốn là những trung tâm thương mại quan trọng; đồng thời cũng cho thấy những quốc gia khu vực đồng euro như Ireland và Bỉ đang lâm vào nguy cơ cao.
Nguyên nhân hiển nhiên của suy giảm thương mại là kinh tế toàn cầu đang trì trệ. Từ năm 2011, hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu đã giảm khoảng 4,5%, tương phản với vùng Trung Đông giàu dầu hỏa đang gia tăng nhập khẩu lên 7,4%.
Kinh tế toàn cầu là nhân tố duy nhất để quyết định thương mại, sự hồi phục của sản lượng thế giới sẽ tự động thể hiện thành sự gia tăng thương mại.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng thương mại sẽ phát triển 5,1% năm 2013 nhờ củng cố kinh tế. Nhưng dự đoán của IMF về những chính sách nới lỏng trong khu vực đồng euro và các thị trường mới nổi sẽ thành công, đã tỏ ra quá lạc quan.
Một cuộc thăm dò của hãng Lloyd’s List ngày 5/9 cho thấy số lượng container từ châu Á đến châu Âu đã giảm 13,2% tính tới tháng 7 năm nay.
Thương mại đã không vận động theo những chu kỳ kinh doanh một cách hoàn hảo. Nói chung thương mại đã phát triển nhanh hơn GDP trong những năm gần đây, tăng từ 22% tới 33% so với GDP thế giới từ năm 1996 - 2008. Nhưng sự trì trệ của nó trong năm nay đã cho thấy rõ hơn về tình trạng kinh tế thế giới.
Ngân hàng châu Âu đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động tài chính thương mại. Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), những ngân hàng lớn của châu Âu chiếm 36% hoạt động tài chính thương mại toàn cầu trong năm 2011.
Chỉ riêng các ngân hàng của Pháp và Tây Ban Nha đã cung cấp 40% tín dụng thương mại cho châu Mỹ Latinh và châu Á. Tuy nhiên, các ngân hàng thuộc khu vực đồng euro đã cắt giảm những hoạt động tài chính thương mại của họ, theo tiết lộ của Jean-François Lambert thuộc Ngân hàng quốc tế HSBC.
Nguồn Công An TPHCM