Thương mại Mỹ - Trung nhìn từ chiếc iPad
Để có được cái nhìn sâu hơn về thương mại Mỹ - Trung, hãy lấy chiếc iPad làm ví dụ. Mỹ phải nhập khẩu iPad từ Trung Quốc bất chấp đây là sản phẩm hoàn toàn được thiết kế và sở hữu bởi Apple – 1 công ty của Mỹ. iPad được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc thuộc sở hữu của Foxconn – 1 công ty Đài Loan – với phần lớn các linh kiện được sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc.
Theo 1 nghiên cứu được thực hiển bởi Trung tâm công nghiệp máy tính cá nhân (Personal Computing Industry Centre – PCIC), mỗi chiếc iPad được bán ra ở Mỹ khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng thêm 275 USD. Sử dụng con số này để tính toán, Economist cho rằng iPad khiến thâm hụt thương mại tăng thêm khoảng 4 tỷ USD trong năm 2011. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tính toán số liệu dựa trên phương pháp giá trị gia tăng, con số chỉ là 150 triệu USD (công việc thực sự được thực hiện ở Trung Quốc chỉ đem lại giá trị 10 USD/chiếc).
Thương mại Mỹ Trung nhìn từ chiếc iPad |
Bộ phận được hưởng lợi thứ 2 là các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung và LG – các công ty cung cấp màn hình và chip. Lợi nhuận của họ chiếm khoảng 7% giá trị của chiếc iPad. Tính lương trả cho công nhân trực tiếp lắp ráp sản phẩm và sản xuất một số linh kiện, Trung Quốc được hưởng 2% giá trị.
Tỷ lệ đóng góp thấp của Trung Quốc cho thấy nhân dân tệ tăng giá sẽ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến xuất khẩu của nước này. Dù cho nhân dân tệ tăng giá tới 20%, giá iPad cũng sẽ chỉ tăng thêm chưa đến 1%. Đối với các sản phẩm khác như quần áo và đồ chơi, Trung Quốc tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, giá trị gia tăng ở các sản phẩm điện tử với chuỗi cung ứng có quy mô lớn hơn lại ở mức thấp. Và, điểm đáng lưu ý ở đây là các mặt hàng điện tử chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Đúng như những gì ông Pascal Lamy, tổng giám đốc WTO đã nói, đúng ra thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với các con số thống kê.
Nguồn CafeF