Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn

 
Hà Linh Thứ Tư | 18/09/2019 17:24

Thương chiến Mỹ - Trung qua 4 biểu đồ

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động đến hoạt động kinh doanh của cả 2 nước cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Môt năm sau khi thương chiến xảy ra, cả 2 nước vẫn chưa đạt được một thỏa thuận thương mại.

Theo một cuộc thăm dò do Reuters thực hiện với hơn 60 nhà kinh tế, khoảng 80% nhà kinh tế được khảo sát cho biết họ kỳ vọng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ xấu đi, hoặc giữ nguyên tình trạng hiện nay tới cuối năm 2020. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 660 tỷ USD.

“Phát súng” đầu tiên mở màn cho cuộc chiến thương mại đã diễn ra vào đầu năm 2018. Nhưng phải tới tháng 7/2018, cuộc chiến mới thực sự bắt đầu khi Mỹ áp mức thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh đã áp trả thuế quan đối với 34 tỷ USD sản phẩm của Mỹ. Kể từ đó, hai nước liên tục áp các mức thuế quan trả đũa qua lại lên hàng hóa của nhau.

Mỹ - Trung liên tục áp thuế lên hàng hóa của nhau. Ảnh: CNBC
Mỹ - Trung liên tục áp thuế lên hàng hóa của nhau. Ảnh: CNBC

Làm chậm dòng chảy thương mại Mỹ - Trung

Năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, nhưng năm nay Mexico và Canada đã vượt qua Trung Quốc để trở thành hai đối tác hàng đầu của Mỹ.

Nói với CNBC, ông Eric Fishwick, chuyên gia kinh tế trưởng của CLSA, cho biết, so với Mỹ, Trung Quốc đã thành công hơn nhiều trong việc giảm nhập khẩu từ Mỹ.  Tuy nhiên, kim ngạch thương mại của cả hai nước đã giảm mạnh so với thương mại giữa Trung Quốc với EU. Do đó, cuộc chiến thương mại thực sự đã tạo ra những tác động.

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc. Ảnh: CNBC
Thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc qua từng quý (cột màu xanh dương nhạt). Ảnh: CNBC

Theo Tổng thống Donald Trump, việc áp các mức thuế trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.  

Ông Don Steinbrugge, người sáng lập công ty tư vấn quỹ phòng hộ Agecroft Partners cho biết, phần lớn hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc là các mặt hàng thành phẩm, có biên lợi nhuận cao.

aa
Thâm hụt (số âm) /thặng dư (số dương) của Mỹ với Trung Quốc với từng mặt hàng cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019 (màu xanh) so với cùng kỳ năm ngoái (màu vàng).

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Mỹ xuất sang Trung Quốc các mặt hàng có biên lợi nhuận thấp như: các loại cây trồng, dầu, khí đốt và các sản phẩm lâm nghiệp.

Xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc

Xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc. Ảnh CNBC

Đậu nành là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc. Và bây giờ chúng đang là tâm điểm của thương chiến.

Nông dân Mỹ vốn là những người ủng hộ lớn nhất của ông Trump. Do đó, Trung Quốc – nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới đã giảm mua một số sản phẩm nông nghiệp nhằm trừng phạt người dân Mỹ và gây áp lực lên tổng thống Trump.

Vào giữa năm ngoái, Trung Quốc gần như đã hoàn toàn ngừng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ, khi nhu cầu sụt giảm do dịch tả heo châu Phi bùng phát. 

►Muốn tìm Ngân hàng Trung ương hoạt động độc lập? Hãy đến Trung Quốc

►Các nhà cho vay trực tuyến Trung Quốc sẽ dạy các ngân hàng Hồng Kông một bài học lớn?

►Các nước châu Á ngày càng lo ngại về tiền ảo