Phái đoàn hai nước đàm phán trong ngày 30-31.1 vừa qua. Ảnh: Bloomberg
Thuế quan sẽ vẫn là lựa chọn tốt nhất của chính quyền Trump?
Thuế quan vẫn sẽ cần thiết
Chính sách thuế quan của Mỹ là thứ đưa Trung Quốc lên bàn đàm phán, chính quyền Trump lập luận. Những mức thuế tương tự có thể cần thiết ngay cả sau khi đạt được thỏa thuận thương mại - để đảm bảo rằng Trung Quốc tuân thủ.
Đó là quan điểm của một số cựu quan chức Mỹ, người đã thương lượng với Bắc Kinh trong quá khứ. Những các quan chức này đang nhìn về tương lai, bởi vì hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trước tiên cần phải đạt được một hiệp định thương mại, trước khi lo lắng về việc kiểm soát nó.
Nhưng hai bên đã xích lại gần nhau hơn trong tuần này và Tổng thống Donald Trump cam kết rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ chứa “ngôn ngữ thực thi mạnh mẽ''. Các trợ lý của ông vẫn đang tìm hiểu xem nên làm gì - và làm thế nào để Trung Quốc ký vào thỏa thuận.
Các cố vấn của ông Trump nói rằng Trung Quốc đã không đáp ứng các cam kết trong quá khứ và đó là một lý do khiến họ áp dụng thuế quan. Việc áp thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã làm làm rung chuyển thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới và khiến các doanh nghiệp phải xem xét lại chuỗi cung ứng của mình. Mỹ có thể tăng gấp đôi mức thuế vào ngày 2.3 nếu hai nước không thể đạt được thỏa thuận.
Nhưng ngay cả khi cả 2 bên đạt thỏa thuận, các nhà phân tích nói rằng điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ ngừng áp thuế nhập khẩu.
Bất kỳ thỏa thuận nào cũng có khả năng bao gồm các đảm bảo của Trung Quốc về các vấn đề như cấp giấy phép cho các công ty Mỹ mà không có quy định ẩn làm suy yếu họ; mua nhiều hàng hóa Mỹ trong thời gian dài, thay vì chỉ thực hiện điều này nhất thời; và trừng phạt hành vi trộm cắp bí mật thương mại của Mỹ. Và tất cả những cam kết đó sẽ cần được giám sát bởi Mỹ.
“Họ phải chuẩn bị để lại áp thuế nếu có một vấn đề thực sự nghiêm trọng”, ông Claire Reade, cựu tư vấn trưởng cho các vấn đề thực thi của Trung Quốc tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.
Vì không có một chế tài cụ thể
Ông Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại và là nhà đàm phán thương mại chính của Mỹ, cho biết việc thực thi hiện là vấn đề cơ bản trong bất kỳ thỏa thuận nào, và đã được thảo luận chi tiết tại cuộc đàm phán tuần này. Chủ đề này cũng đang được tranh luận trong chính quyền Trump nhằm đưa ra các cơ chế hiệu quả, theo nguồn tin của Bloomberg.
Ông Donald Trump. Ảnh. Bloomberg |
Vào ngày 1.2, ông Lighthizer cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là làm cho các cam kết trở nên cụ thể hơn, bao gồm tất cả những gì có thể thi hành được”. Ông nói thêm: “Phải có điều gì làm cơ sở để chúng tôi sẵn sàng hành động nếu Trung Quốc không thực thi các cam kết”.
Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận rằng việc chuyển giao công nghệ bắt buộc và các hành vi sai trái thương mại bị cáo buộc khác đang tồn tại.
Trong quá khứ, Mỹ đã than phiền về thực tiễn của Trung Quốc tại một loạt các diễn đàn, từ Tổ chức Thương mại Thế giới đến Cuộc Đối thoại Kinh tế Toàn diện
Theo ông Jeff Moon, một cựu quan chức USTR khác chuyên về Trung Quốc, vấn đề là khi có sự cố xảy ra, không có cơ chế thực thi nào để giải quyết - trừ các cuộc đàm phán khác.
Ông Moon cho biết: “Trong nhiều thập kỷ, các quan chức Trung Quốc sử dụng chiến thuật tương tự với các thế hệ đàm phán người Mỹ kế tiếp nhau, để duy trì đối thoại và trì hoãn thực thi trong thực tế".
Du vậy, ông Lighthizer là một người khác hẳn, theo những người ham hiểu tình hình. Thay vào đó, ông sẽ cố gắng đặt ra nhiều ràng buộc và chế tài vào thỏa thuận nhất có thể, và Trung Quốc sẽ khó lòng mà không tuân thủ các thỏa thuận đạt được, ông Derek Scissors, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết.
Đó sẽ phải là hành động đơn phương của Mỹ mà không có sự tham gia của người Trung Quốc, ông Scissors nhận định. Bất kỳ việc đánh giá tuân thủ nào mà cần sự tham gia của cả 2 bên sẽ gây ra rủi ro cho tổng thống Trump, vì nước Mỹ đang có chiều hướng cứng rắn hơn, ông giải thích. "Tổng thống Trump có thể không lường được những phản đối nếu điều này xảy ra giống như các thỏa thuận dưới thời chính quyền Obama hoặc chính quyền Bush”.
WTO là một yếu tố khác thúc đẩy thực thi nghĩa vụ của Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trump không mấy kiên nhẫn với tổ chức này - và kết luận vào năm ngoái rằng Trung Quốc không bao giờ nên được phép tham gia tổ chức này ngay từ đầu.
Một cơ chế khác để giải quyết tranh chấp phổ biến trong các giao dịch thương mại là một hội đồng trọng tài độc lập. Nhưng ông Lighthizer được cho là không thích và Trung Quốc cũng không mấy tin tưởng cơ quan này.
Bà Reade, cựu quan chức USTR cho biết, câu hỏi về vấn đề thực thi càng trở nên phức tạp hơn bởi vì nó sẽ phải giải quyết các tình huống phát sinh rõ ràng.
Bà nói: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ hứa 10 điều và họ chỉ có thể đạt được tiến bộ khiêm tốn trên bảy điều rồi 3 điều kia dường như bị lờ đi? Bạn có thể đạt điểm C về tuân thủ, nhưng đó cũng chưa phải là điểm F - chúng ta phải làm gì trong trường hợp này?".
Dù vậy, bà cũng cảnh báo trường hợp Mỹ đưa ra một chế độ thực thi quá khắc nghiệt, khiến đối tác Trung Quốc cảm thấy bị sỉ nhục. Bà cho biết “các nhà đàm phán của Trung Quốc luôn quan niệm rằng cho và nhận phải bằng nhau”.
Nguồn Bloomberg