Thứ Năm | 04/07/2013 18:54
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và kinh tế học Likonomics
Con đường cải cách nền kinh tế Trung Quốc đang đi theo trường phái kinh tế học mới-Likonomics.
Trong khi Nhật Bản vẫn đang triển khai chính sách kinh tế "Abenomics", một chiến dịch cải cách nền kinh tế được đặt theo tên của thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe (nhằm ngăn giảm phát, nhưng chỉ số giá tiêu dùng không bao gồm nhóm thực phẩm tươi sống, vẫn giảm cho đến tháng 5 vừa qua), thì Trung Quốc hiện đang chịu tác động của cái gì đó, được gọi là "Likonomics".
Được đọc là lee-conomics, thuật ngữ này đề cập đến học thuyết mới nổi của tân thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, người bắt đầu điều hành kinh tế đất nước kể từ tháng 3/2013. Vào ngày 27/6, thuật ngữ mới này được đặt ra bởi 3 nhà kinh tế tại Barclays Capital: Yiping Huang, Jian Chang và Joey Chew.
Tương tự như 3 "mũi tên" của Abenomics, chiến lược của ông Lý Khắc Cường cũng gồm có 3 phần. Nhưng lại không giống như các mũi tên của Abenomics, tất cả 3 phần trong học thuyết mới của ông Lý Khắc Cường đều gây tổn thương cho kinh tế Trung Quốc.
1. Không kích thích kinh tế
Trong khi Abenomics theo đuổi cả kích thích tiền tệ và tài khóa, thì Likonomics tuyệt đối không. Trong một bài phát biểu ngày 13/5, ông Lý Khắc Cường cho rằng Trung Quốc có ít cơ hội để tiến hành kích thích kinh tế hoặc để chính phủ trực tiếp đầu tư.
Tại Trung Quốc, cũng giống như Mỹ, kích thích kinh tế hiện nay là một từ vô nghĩa. Nhưng nếu như ở Mỹ, kích thích kinh tế gặp thất bại vì quá nhỏ, thì các gói kích thích sau khủng hoảng Trung Quốc chịu chung kết cục vì quá lớn.
2. Giảm bớt nợ
Tín dụng ở Trung Quốc theo nghĩa rộng đã tăng nhanh hơn nhiều so với GDP. Tổng tài trợ xã hội đo lường các khoản vay, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và vốn cổ phần, hiện rơi vào khoảng 190% GDP. Ông Lý Khắc Cường cam kết giảm tỷ lệ này và trong tháng trước. Các nhà kinh tế của Barclays cho rằng, cuộc khủng hoảng tiền mặt trên thị trường liên ngân hàng chính là bằng chứng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng đặt ra thách thức cho Likonomics
3. Tái cấu trúc
Thủ tướng mới của Trung Quốc thường nói rất nhiều về sự cần thiết phải tái cấu trúc. Ông Lý Khắc Cường từng nói: "Cải cách mang lại cổ tức lớn nhất cho Trung Quốc". Tại một cuộc họp hàng tháng của chính phủ Trung Quốc, ông đã vạch ra nhiều sáng kiến có giá trị, từ việc thả nổi lãi suất cho đến tăng giá cả. Hy vọng là ông sẽ bổ sung thêm những đề xuất này trong Hội nghị lần thứ 3, đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu tới.
Có rất nhiều điều hấp dẫn về Likonomics, đặc biệt là mũi tên thứ ba. Nhưng nhiều dấu hỏi đặt cho cho trường phái kinh tế mới: Likonomics hay Lakonomics?
Những ác cảm với kích thích kinh tế là một ví dụ rõ ràng. Trung Quốc có ít khả năng chi tiêu kích thích dưới hình thức đầu tư công lớn hơn nữa. Nhưng nếu kinh tế suy thoái hơn nữa, Trung Quốc vẫn có thể được hưởng lợi từ một gói kích thích loại khác. Cắt giảm thuế là một ví dụ, chi tiêu xã hội cao hơn là một ví dụ khác.
Ông Lý Khắc Cường đã tán thành cả hai. Nhưng rất nhiều nhà kinh tế ở Trung Quốc hiện nay nghĩ rằng, kích thích là đi ngược với cải cách, sự phát triển kinh tế vi mô buộc phải ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, nhưng không phải vậy.
Trung Quốc có thể thay đổi thành phần chi tiêu, ngay cả khi duy trì tăng trưởng bền vững trong chi tiêu. Nền kinh tế có thể thay đổi cơ cấu ngay cả khi tiếp tục mở rộng về quy mô. Lịch sử gần đây đã chứng minh điều này. Các nhà phê bình của Trung Quốc từng chỉ trích nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Nhưng trong năm 5 năm qua, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ xuất khẩu từ hơn 38% GDP xuống dưới 26% GDP, ngay cả khi nền kinh tế đã tăng trưởng trung bình hơn 9%/năm.
Về đòn bẩy tài chính, các nhà kinh tế trường phái Likonomics có quyền lo ngại về tỷ lệ tín dụng Trung Quốc đang tăng quá nhanh. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã chứng minh, khi tỷ lệ này chệch quá xa khỏi xu hướng lịch sử của nó thường kéo theo rắc rối sau đó. Họ xác định "khoảng cách" tín dụng là sự chênh lệch giữa tín dụng (tính theo tỷ lệ phần trăm GDP) với xu hướng dài hạn.
Theo định nghĩa này và dựa trên tính toán từ cơ sở dữ liệu của BIS, khoảng cách tín dụng của Trung Quốc là khoảng 14% GDP. Theo một nghiên cứu trên 39 quốc gia của Mathias Drehmann của BIS, trong lịch sử, khoảng cách lớn hơn 10% đã từng là một dấu hiệu cảnh báo sớm đáng tin cậy về một cuộc khủng hoảng trong vòng ba năm tới, chỉ có 15% khả năng là một báo động giả. Ông Lý Khắc Cường nên chú ý đến cảnh báo này.
Nhưng có hai mặt trong mỗi tỷ lệ. Nếu tín dụng đang tăng lên nhanh hơn nhiều so với GDP danh nghĩa, các khoản vay thêm không tạo ra nhiều hiệu quả cho nền kinh tế. Richard Werner của Đại học Southampton đã chỉ ra rằng, cho vay tiêu dùng hoặc chi phí vốn đầu tư đều góp phần tạo ra GDP danh nghĩa. Nhưng loại tín dụng thứ ba, cụ thể là cho vay để mua tài sản có sẵn như đất đai, bất động sản không trực tiếp tạo thêm GDP, bởi vì GDP đo lường sản lượng được sản xuất. Nếu thực sự thông minh, ông Lý Khắc Cường sẽ cố gắng cắt giảm loại tín dụng thứ ba này mà không cần quá chú trọng đến hai loại đầu tiên.
Trong tất cả những cuộc nói chuyện gần đây về sự thái quá của Trung Quốc, có thể dễ dàng quên đi một thực tế đơn giản: Trung Quốc tiêu tiền vung tay quá trán. Trung Quốc vẫn có thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, cho thấy chi ít hơn thu. Lạm phát giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp phản ánh nhu cầu trong nước và nước ngoài không gây áp lực quá mức đến nguồn lực sản xuất của nền kinh tế. Trung Quốc không cần phải chi tiêu ít hơn, chỉ cần phải chi tiêu khác đi mà thôi.
Ba nhà kinh tế của Barclays cho rằng, Likonomics sẽ tốt cho kinh tế Trung Quốc về lâu dài, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng 6-8% trong thập kỷ tới. Nhưng đồng thời, Likonomics cũng đặt ra một số rủi ro trong ngắn hạn. Sự kết hợp giữa tái cân bằng và giảm đòn bẩy tài chính tạm thời có thể kéo tăng trưởng quý xuống còn 3% hoặc thấp hơn tại một số thời điểm trong 3 năm tiếp theo. Nếu như vậy, Likonomics có vẻ giống Lakonomics hơn.
Được đọc là lee-conomics, thuật ngữ này đề cập đến học thuyết mới nổi của tân thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, người bắt đầu điều hành kinh tế đất nước kể từ tháng 3/2013. Vào ngày 27/6, thuật ngữ mới này được đặt ra bởi 3 nhà kinh tế tại Barclays Capital: Yiping Huang, Jian Chang và Joey Chew.
Tương tự như 3 "mũi tên" của Abenomics, chiến lược của ông Lý Khắc Cường cũng gồm có 3 phần. Nhưng lại không giống như các mũi tên của Abenomics, tất cả 3 phần trong học thuyết mới của ông Lý Khắc Cường đều gây tổn thương cho kinh tế Trung Quốc.
1. Không kích thích kinh tế
Trong khi Abenomics theo đuổi cả kích thích tiền tệ và tài khóa, thì Likonomics tuyệt đối không. Trong một bài phát biểu ngày 13/5, ông Lý Khắc Cường cho rằng Trung Quốc có ít cơ hội để tiến hành kích thích kinh tế hoặc để chính phủ trực tiếp đầu tư.
Tại Trung Quốc, cũng giống như Mỹ, kích thích kinh tế hiện nay là một từ vô nghĩa. Nhưng nếu như ở Mỹ, kích thích kinh tế gặp thất bại vì quá nhỏ, thì các gói kích thích sau khủng hoảng Trung Quốc chịu chung kết cục vì quá lớn.
2. Giảm bớt nợ
Tín dụng ở Trung Quốc theo nghĩa rộng đã tăng nhanh hơn nhiều so với GDP. Tổng tài trợ xã hội đo lường các khoản vay, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và vốn cổ phần, hiện rơi vào khoảng 190% GDP. Ông Lý Khắc Cường cam kết giảm tỷ lệ này và trong tháng trước. Các nhà kinh tế của Barclays cho rằng, cuộc khủng hoảng tiền mặt trên thị trường liên ngân hàng chính là bằng chứng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng đặt ra thách thức cho Likonomics
3. Tái cấu trúc
Thủ tướng mới của Trung Quốc thường nói rất nhiều về sự cần thiết phải tái cấu trúc. Ông Lý Khắc Cường từng nói: "Cải cách mang lại cổ tức lớn nhất cho Trung Quốc". Tại một cuộc họp hàng tháng của chính phủ Trung Quốc, ông đã vạch ra nhiều sáng kiến có giá trị, từ việc thả nổi lãi suất cho đến tăng giá cả. Hy vọng là ông sẽ bổ sung thêm những đề xuất này trong Hội nghị lần thứ 3, đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu tới.
Có rất nhiều điều hấp dẫn về Likonomics, đặc biệt là mũi tên thứ ba. Nhưng nhiều dấu hỏi đặt cho cho trường phái kinh tế mới: Likonomics hay Lakonomics?
Những ác cảm với kích thích kinh tế là một ví dụ rõ ràng. Trung Quốc có ít khả năng chi tiêu kích thích dưới hình thức đầu tư công lớn hơn nữa. Nhưng nếu kinh tế suy thoái hơn nữa, Trung Quốc vẫn có thể được hưởng lợi từ một gói kích thích loại khác. Cắt giảm thuế là một ví dụ, chi tiêu xã hội cao hơn là một ví dụ khác.
Ông Lý Khắc Cường đã tán thành cả hai. Nhưng rất nhiều nhà kinh tế ở Trung Quốc hiện nay nghĩ rằng, kích thích là đi ngược với cải cách, sự phát triển kinh tế vi mô buộc phải ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, nhưng không phải vậy.
Trung Quốc có thể thay đổi thành phần chi tiêu, ngay cả khi duy trì tăng trưởng bền vững trong chi tiêu. Nền kinh tế có thể thay đổi cơ cấu ngay cả khi tiếp tục mở rộng về quy mô. Lịch sử gần đây đã chứng minh điều này. Các nhà phê bình của Trung Quốc từng chỉ trích nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Nhưng trong năm 5 năm qua, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ xuất khẩu từ hơn 38% GDP xuống dưới 26% GDP, ngay cả khi nền kinh tế đã tăng trưởng trung bình hơn 9%/năm.
Về đòn bẩy tài chính, các nhà kinh tế trường phái Likonomics có quyền lo ngại về tỷ lệ tín dụng Trung Quốc đang tăng quá nhanh. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã chứng minh, khi tỷ lệ này chệch quá xa khỏi xu hướng lịch sử của nó thường kéo theo rắc rối sau đó. Họ xác định "khoảng cách" tín dụng là sự chênh lệch giữa tín dụng (tính theo tỷ lệ phần trăm GDP) với xu hướng dài hạn.
Theo định nghĩa này và dựa trên tính toán từ cơ sở dữ liệu của BIS, khoảng cách tín dụng của Trung Quốc là khoảng 14% GDP. Theo một nghiên cứu trên 39 quốc gia của Mathias Drehmann của BIS, trong lịch sử, khoảng cách lớn hơn 10% đã từng là một dấu hiệu cảnh báo sớm đáng tin cậy về một cuộc khủng hoảng trong vòng ba năm tới, chỉ có 15% khả năng là một báo động giả. Ông Lý Khắc Cường nên chú ý đến cảnh báo này.
Nhưng có hai mặt trong mỗi tỷ lệ. Nếu tín dụng đang tăng lên nhanh hơn nhiều so với GDP danh nghĩa, các khoản vay thêm không tạo ra nhiều hiệu quả cho nền kinh tế. Richard Werner của Đại học Southampton đã chỉ ra rằng, cho vay tiêu dùng hoặc chi phí vốn đầu tư đều góp phần tạo ra GDP danh nghĩa. Nhưng loại tín dụng thứ ba, cụ thể là cho vay để mua tài sản có sẵn như đất đai, bất động sản không trực tiếp tạo thêm GDP, bởi vì GDP đo lường sản lượng được sản xuất. Nếu thực sự thông minh, ông Lý Khắc Cường sẽ cố gắng cắt giảm loại tín dụng thứ ba này mà không cần quá chú trọng đến hai loại đầu tiên.
Trong tất cả những cuộc nói chuyện gần đây về sự thái quá của Trung Quốc, có thể dễ dàng quên đi một thực tế đơn giản: Trung Quốc tiêu tiền vung tay quá trán. Trung Quốc vẫn có thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, cho thấy chi ít hơn thu. Lạm phát giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp phản ánh nhu cầu trong nước và nước ngoài không gây áp lực quá mức đến nguồn lực sản xuất của nền kinh tế. Trung Quốc không cần phải chi tiêu ít hơn, chỉ cần phải chi tiêu khác đi mà thôi.
Ba nhà kinh tế của Barclays cho rằng, Likonomics sẽ tốt cho kinh tế Trung Quốc về lâu dài, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng 6-8% trong thập kỷ tới. Nhưng đồng thời, Likonomics cũng đặt ra một số rủi ro trong ngắn hạn. Sự kết hợp giữa tái cân bằng và giảm đòn bẩy tài chính tạm thời có thể kéo tăng trưởng quý xuống còn 3% hoặc thấp hơn tại một số thời điểm trong 3 năm tiếp theo. Nếu như vậy, Likonomics có vẻ giống Lakonomics hơn.
Nguồn Dân Việt