Thứ Bảy | 22/09/2012 08:51
Thủ tướng Medvedev: Nga đã ra khỏi khủng hoảng
Ngày 21/9, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga ra khỏi khủng hoảng và trở thành một nước có khả năng cạnh tranh trên thế giới.
Tại Diễn đàn đầu tư quốc tế lần thứ 11 Sochi 2012 ở thành phố nghỉ mát Sochi, Nga, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra những chỉ số chứng tỏ lập luận trên là tăng trưởng GDP của Nga đạt 4,3% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Nợ quốc gia trong khi đó chỉ ở 5,3 nghìn tỷ rúp (khoảng 30 rúp = 1 USD), một trong mức nợ thấp nhất thế giới, nợ nước ngoài 1,3 nghìn tỷ rúp, lạm phát giảm 6,2 lần, tỷ lệ thất nghiệp 5,5%, thấp hơn mức trước khủng hoảng.
Ông Medvedev cho rằng trong thời gian tới, Nga có thể sẽ chiếm một trong những vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới nếu cải thiện được môi trường kinh doanh cũng như các qui định hoạt động của doanh nghiệp tại Nga. Trong vài năm tới, Nga cần lọt vào tốp 40 nền kinh tế phát triển nhất thế giới, sau đó vào tốp 20 từ vị trí 67 hiện nay.
Các vấn đề chính của kinh tế Nga là khả năng cạnh tranh của hàng hóa thấp, tham nhũng, sự cần thiết phải hiện đại hóa hoạt động của bộ máy quản lý.
Một trong những xu hướng tích cực chính trong nền kinh tế Nga là tiềm năng đầu tư cao của Nga. Năm 2011, Nga thu hút 53 tỷ USD vốn đầu tư, đứng thứ 8 trên thế giới.
Đánh giá tình hình kinh tế thế giới, ông không loại trừ một làn sóng khủng hoảng thứ 2 và cho rằng các xu hướng kinh tế tiêu cực hiện đang dẫn tới các vấn đề chính trị, do đó cần có một chiến lược phát triển mới sau khủng hoảng.
Trong một diễn biến khác, bộ trưởng tài chính Brazil Gidu Mantega đưa ra cảnh báo trên tờ "Thời báo tài chính" của Anh số ra ngày 21/9 rằng quyết định của Mỹ tung ra gói cứu trợ thứ 3 (QE3) phát hành đồng USD không được bảo đảm bằng tài sản là một biện pháp bảo hộ và có thể làm tái diễn cuộc chiến tranh tiền tệ với những hậu quả nặng nề cho thế giới.
Ông Medvedev cho rằng trong thời gian tới, Nga có thể sẽ chiếm một trong những vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới nếu cải thiện được môi trường kinh doanh cũng như các qui định hoạt động của doanh nghiệp tại Nga. Trong vài năm tới, Nga cần lọt vào tốp 40 nền kinh tế phát triển nhất thế giới, sau đó vào tốp 20 từ vị trí 67 hiện nay.
Các vấn đề chính của kinh tế Nga là khả năng cạnh tranh của hàng hóa thấp, tham nhũng, sự cần thiết phải hiện đại hóa hoạt động của bộ máy quản lý.
Một trong những xu hướng tích cực chính trong nền kinh tế Nga là tiềm năng đầu tư cao của Nga. Năm 2011, Nga thu hút 53 tỷ USD vốn đầu tư, đứng thứ 8 trên thế giới.
Đánh giá tình hình kinh tế thế giới, ông không loại trừ một làn sóng khủng hoảng thứ 2 và cho rằng các xu hướng kinh tế tiêu cực hiện đang dẫn tới các vấn đề chính trị, do đó cần có một chiến lược phát triển mới sau khủng hoảng.
Trong một diễn biến khác, bộ trưởng tài chính Brazil Gidu Mantega đưa ra cảnh báo trên tờ "Thời báo tài chính" của Anh số ra ngày 21/9 rằng quyết định của Mỹ tung ra gói cứu trợ thứ 3 (QE3) phát hành đồng USD không được bảo đảm bằng tài sản là một biện pháp bảo hộ và có thể làm tái diễn cuộc chiến tranh tiền tệ với những hậu quả nặng nề cho thế giới.
Nguồn Vietnam+