Ảnh: The Economist.

 
Nguyên Hồ Thứ Ba | 14/06/2022 22:09

Thời trang nhanh đang "mở tiệc"

Sau khi mặc những bộ pyjama trong suốt hai năm qua, người tiêu dùng hiện đang trong đà “mua bù”.

“Trong hai tháng gần đây, mỗi ngày đều bận rộn như thể cuối tuần”, một trợ lý bán hàng tại một cửa hàng Zara trên Tauentzienstrasse, con phố mua sắm sầm uất ở trung tâm Berlin, thở dài. 

Ngày 07/06, ngay sau Lễ gặt (của người Do Thái, 50 ngày sau ngày lễ Phục sinh), khoảng một chục phụ nữ đã xếp hàng dài trước các phòng thử đồ, mỗi người mang theo một vài món, nhiều trong số đó có màu hồng chói hoặc màu vàng hoàng yến, những màu sắc thịnh hành trong mùa này. Họ dường như không hề đắn đo trước giá thành may mặc đã tăng cao của Zara.

Người mua sắm vẫn đang trong đà “mua bù”, để bù đắp cho khoảng thời gian tất cả cửa hàng đều đóng cửa vì giãn cách xã hội do COVID. Sau khi mặc những bộ pyjama trong suốt hai năm qua, người tiêu dùng hiện đang tìm kiếm trang phục công sở và dự tiệc. 

 

Ngày 08/06, Công ty Inditex, sở hữu Zara, Bershka và Massimo Dutti, cùng với các thương hiệu khác, đã báo cáo kết quả kinh doanh quý gần nhất. Doanh thu tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,7 tỉ euro (7,2 tỉ USD), vượt mức trước đại dịch. Lợi nhuận ròng tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán hàng trực tuyến giảm so với cùng kỳ năm 2021, thời điểm mà Internet là nơi duy nhất để mua sắm quần áo vì thị trường ở Mỹ và châu Âu ngừng hoạt động. 

Nhưng mức giảm 6% vẫn chậm hơn nhiều so với dự kiến, điều này cho thấy mọi người đã quen với việc mua quần áo trên mạng. Một trong những sự thúc đẩy khác là Trung Quốc đang mở cửa trở lại sau đợt phong tỏa hà khắc gần đây, chỉ có 4 trong số nhiều cửa hàng khác của Inditex tại Trung Quốc vẫn đóng cửa. Trước đó, từ tháng 3 cho đến tháng 4, có đến 67 cửa hàng phải ngưng hoạt động. H&M, đối thủ Thụy Điển trong ngành thời trang nhanh của Inditex, dự kiến ​​sẽ báo cáo kết quả tương tự vào ngày 15/06.

Câu hỏi lớn đối với ông Óscar García Maceiras, người đã nhậm chức Giám đốc điều hành của Inditex vào tháng 11, là liệu “bữa tiệc” có thể kéo dài hay không. Một cách ngắn gọn thì có thể là “không”. 

Nhưng nếu “bữa tiệc” thật sự có thể kéo dài, thì đơn vị duy nhất làm được điều đó là Inditex. Như bà Georgina Johanan của Ngân hàng JPMorgan Chase chia sẻ, công ty Tây Ban Nha này đang ở vị thế tốt nhất, đủ mạnh để đương đầu với những áp lực đến từ chiến tranh, cạnh tranh, lạm phát và có thể cả suy thoái.

Vấn đề là, các hãng thời trang nhanh đã phải hoàn toàn tạm dừng hoạt động tại Nga và Ukraine, sau khi Tổng thống Vladimir Putin tấn công nước láng giềng vào tháng Hai. Inditex, có hơn 500 cửa hàng ở Nga, đóng góp 8,5% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vào năm 2021. Năm nay, công ty này đã phải trích lập khoảng 216 triệu euro chi phí ước tính cho các doanh nghiệp của họ, tại Nga & Ukraine, bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến.

Cửa hàng Zara ở Palma, Tây Ban Nha. Ảnh: Stock Photo.
Cửa hàng Zara ở Palma, Tây Ban Nha. Ảnh: Stock Photo.

Ngoài Đông Âu, các nhà bán lẻ thời trang đang bị chèn ép bởi sự cạnh tranh từ Shein, một đối thủ chỉ bán hàng trực tuyến đến từ Trung Quốc, vốn đã chiếm không ít diện tích trong các tủ đồ phương Tây vài năm qua. Và sau đó là thách thức kép: “đình lạm” (đình trệ và lạm phát), khiến chi phí cao hơn và nhu cầu giảm. Đây là điều nghiêm trọng đối với những người bán quần áo, vì nhiều khách hàng của họ đã sắm sửa đủ rồi — và nhu cầu cho một chiếc quần mới thì ít cấp thiết hơn so với năng lượng, thực phẩm hay tiền thuê nhà, tất cả đều đang trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết.

Không có hãng thời trang nhanh nào có thể miễn nhiễm với những tác động này. Nhưng ngoại trừ cuộc chiến Nga- Ukraine, Inditex có vẻ ít bị tổn thương hơn các công ty khác. Theo ước tính của bà Anne Critchlow thuộc Ngân hàng Société Générale, Shein, nơi có các mặt hàng được bán với giá trung bình từ 20 USD, ít bị ảnh hưởng trực tiếp hơn so với các mặt hàng trung cấp của Zara, vốn có giá dưới 40 USD. Trong những năm gần đây, Inditex cũng đã làm tốt hơn các đối thủ của mình, khi tích hợp các hoạt động trực tuyến với hơn 6.000 cửa hàng trên khắp thế giới.

Điều quan trọng là, Inditex có thêm một lợi thế so với các đối thủ khi nói đến hàng tồn kho, việc quản lý hàng tồn kho đặc biệt quan trọng trong thời kỳ “đình lạm”. Công ty sản xuất khoảng 2/3 các mặt hàng của mình ở châu Âu hoặc ở các vùng lân cận như Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó cho phép điều chỉnh sản lượng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu so với các công ty như H&M, nơi 80% nguồn cung quần áo đến từ châu Á. Trong thời kỳ sản xuất giảm tốc, các công ty phải trả tiền để bắt kịp với cái tên thời trang nhanh.

Có thể bạn quan tâm: 

Làn sóng thoái vốn sắp trở lại Trung Quốc?

Nguồn The Economist