Thứ Hai | 20/05/2013 15:54

Thời tàn của các ngân hàng Thụy Sĩ đang tới gần?

Suốt 80 năm, các ngân hàng Thụy Sĩ luôn phải vật lộn với vấn đề bảo mật cho khách hàng, song những nỗ lực đó đang ngày một trở nên tuyệt vọng.
Đòn giáng lớn nhất, đồng thời cũng là dấu hiệu báo trước sự lụi tàn của các ngân hàng Thụy Sĩ đó là việc hàng loạt quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) - sau khi phanh phui hàng loạt vụ bê bối trốn thuế của các quan chức cấp cao - chấp nhận mở cuộc đàm phán mới với Thụy Sĩ.

Mặc dù chưa ai biết chi tiết về những yêu sách mà EU dự kiến sẽ đặt ra, song không ít người tin rằng các nước sẽ yêu cầu các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải chia sẻ toàn bộ thông tin bí mật về tài sản của các công dân EU đang giấu tại nước này. Điều này đồng nghĩa, danh tiếng về khả năng bảo mật mà các ngân hàng Thụy Sĩ cố công bảo vệ trong suốt 80 năm qua cũng chấm dứt.

Giáo sư tại trường kinh doanh IMD ở Lausanne Stéphane Garelli thì nhận định động thái đó của EU sẽ là "cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài" đối với hệ thống bảo mật người dùng của các ngân hàng Thụy Sĩ - thứ đã giúp nước này thu hút tới 2,8 nghìn tỷ USD tài sản nước ngoài mỗi năm.

Những nhà quan sát khác thì tỏ ra thận trọng hơn. Chuyên gia thuộc ngân hàng Sarasin ở Zurich, ông Rainer Skierka, nhận định: "Khả năng bảo mật ngân hàng của Thụy Sĩ sẽ theo đó bị suy yếu, song rất khó để nói các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ bước vào giai đoạn lụi tàn, bởi chưa ai biết liệu EU có yêu cầu có được thông tin của tất cả các loại tài sản hay không".

không ít người tin rằng các nước sẽ yêu cầu các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải chia sẻ toàn bộ thông tin bí mật về tài sản của các công dân EU đang giấu tại nước này
Không ít người tin rằng các nước sẽ yêu cầu các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải chia sẻ
toàn bộ thông tin bí mật về tài sản của các công dân EU đang giấu tại nước này

Tuy nhiên, hồi tháng 2 vừa qua, Thụy Sĩ lần đầu tiên phá vỡ truyền thống lâu đời của các ngân hàng khi đồng ý áp dụng bộ quy chuẩn Fatca - một phần trong bộ luật xuyên biên giới của Mỹ, trong đó đòi hỏi các ngân hàng nước ngoài phải tự động cung cấp thông tin về các tài sản ở nước ngoài của công dân Mỹ. Động thái này một lần nữa khẳng định các ngân hàng Thụy Sĩ đang đứng trước một cuộc biến động lớn.

Giáo sư về ngành ngân hàng thuộc Đại học St Gallen Martin Brown thì cho rằng việc trao đổi thông tin khách hàng Mỹ đã quan trọng thì với EU còn quan trọng hơn gấp bội. "Lượng tài sản của các khách hàng Mỹ ở Thụy Sĩ là khá lớn, nhưng chưa thấm vào đầu so với các khách hàng từ EU", ông Brown nói.

Câu hỏi được nhiều chuyên gia đặt ra lúc này đó là liệu các ngân hàng Thụy Sĩ có chấp nhận đánh đổi với EU thứ gì khác thay vì phải chia sẻ dữ liệu hay không?

Bộ trưởng tài chính Thụy Sĩ Eveline Widmer-Schlumpf mới đây cho biết các ngân hàng sẵn sàng trao đổi thông tin khách hàng nếu đó là một tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn thế giới. Mặc dù tuyên bố mạnh bạo như vậy, song nhiều người hiểu rằng thị trường châu Âu vô cùng quan trọng với các ngân hàng Thụy Sĩ, do đó vị thế đàm phán của nước này so với EU sẽ yếu hơn rất nhiều.

Chính vì điều này, nhiều ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ đang phải gấp rút tập thích ứng với mô

sự sụp đổ của truyền thống bảo mật có thể sẽ có lợi cho cả Thụy Sĩ lẫn các ngân hàng?
Sự sụp đổ của truyền thống bảo mật có thể sẽ có lợi cho cả Thụy Sĩ lẫn các ngân hàng
hình kinh doanh mới, trong đó khả năng bảo mật không còn là lợi thế cạnh tranh của họ.

Nhiều ngân hàng tìm cách bù đắp thiệt hại bằng cách nâng phí quản lý tài sản với các khách hàng, còn số khác thì tìm cách nâng phí các loại dịch vụ khác.

Tuy nhiên, những biện pháp này cũng đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, để tương xứng với số tiền mà họ bắt khách hàng bỏ thêm, giáo sư Brown nhận định. Ông cũng cảnh báo không phải mọi ngân hàng đều có đủ khả năng để làm điều đó, cũng như không phải ngân hàng nào cũng đủ sức phục vụ một lượng lớn khách hàng với dịch vụ tốt hơn.

Một số chuyên gia thì cho rằng bất chấp những biến động như vậy, về lâu dài, sự sụp đổ của truyền thống bảo mật có thể sẽ có lợi cho cả Thụy Sĩ lẫn các ngân hàng.

Ở cấp độ quốc tế, nó sẽ giúp phá bỏ những căng thẳng không đáng có giữa Thụy Sĩ với các đối tác châu Âu, và do đó sẽ giúp các ngân hàng sễ dàng hơn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp khu vực.

"Các ngân hàng Thụy Sĩ sau đó có thể an tâm tập trung vào kinh doanh nhiều hơn, thay vì phải vất vả bảo vệ hư danh trong quá khứ, đó là một lợi thế lớn", ông Skierka nhận xét.

Trong khi đó, giáo sư Garelli thì cho rằng ngành ngân hàng Thụy Sĩ có thể phát triển thịnh vượng hơn nữa khi rũ bỏ được lớp vỏ bí mật. "Thụy Sĩ là một nền kinh tế đa dạng. Không chỉ có ngân hàng, đồng hồ hay sôcôla, nó còn có cả công nghệ dược phẩm, cơ khí, thực phẩm và du lịch", ông nói.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện