Thứ Sáu | 04/01/2013 14:17
Thời tàn của các ngân hàng đa năng
Ngân hàng đa năng từ thời suy thoái không còn phù hợp với tình hình hiện tại và đe dọa đến sự ổn định tài chính.
Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các ngân hàng đa năng có thể ngẩng cao đầu ở các trung tâm tài chính như London, Hong Kong và New York. Barclays, Citigroup, Credit Suisse, Deutsche và UBS đã tưởng tượng họ có thể mang lại mọi thứ cho nhà đầu tư trên thế giới.
5 năm sau, vào năm 2013, tham vọng này sẽ trở nên kỳ quặc khi bản thân các ngân hàng Mỹ và châu Âu nhận thấy hoạt động kinh doanh của họ đi xuống.
Không đủ sức để cạnh tranh trong mọi lĩnh vực từ quản lý tài sản đến kinh doanh sản phẩm phái sinh, trái phiếu, các ngân hàng đa năng sẽ phải cắt bớt lĩnh vực kinh doanh, chi nhánh để giảm chi phí.
Từ đống đổ nát sẽ hình thành nên một trật tự mới với cơ cấu vốn khác, kênh tín dụng mới và một sự chuyển dịch quyền lực về phía các định chế tài chính châu Á do chính phủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ. Đó là những tên tuổi như Ngân hàng phát triển Trung Quốc, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Sự nổi lên của những tên tuổi này cho thấy xu hướng chuyển dịch sức mạnh tài chính từ ngân hàng tư nhân sang ngân hàng quốc doanh cũng như sự chuyển dịch về địa lý từ Tây sang Đông.
Trật tự ngân hàng mới năm 2013 sẽ không tuân theo đạo luật Glass-Steagall (1933) - một đạo luật từ thời Đại suy thoái khuyến khích chia tách hoạt động ngân hàng đầu tư và thương mại. Sức mạnh của các ngân hàng đa năng sẽ bị hủy hoại bởi các thế lực thị trường bị chi phối bởi Basel 3 – quy tắc tăng vốn mới cũng như những thế lực vô hình nhưng đặc biệt quan trọng đó là văn hóa.
Năm 2012, các ngân hàng đa năng và khách hàng của họ cuối cùng cũng nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản tài chính đã đi quá xa trong giao dịch ngân hàng và phải trả giá bằng “ngân hàng của các mối quan hệ”. Các ngân hàng hiểu được rằng, trong thế giới sử dụng tiền vay từ thị trường bán buôn để đầu tư, mô hình giao dịch kiểu cũ không còn hiệu quả và bê bối thao túng lãi suất Libor là một minh chứng.
Khởi đầu và kết thúc
Năm 2013, các ngân hàng đa năng sẽ dẫn thu hẹp diện tập trung. UBS sẽ tập trung vào mảng quản lý tài sản, trong khi số khác sẽ học theo ngân hàng hoàng giá Scotland và UniCredit trong việc duy trì hay tái cân bằng mảng kinh doanh chứng khoán đầu tư.
Một giám đốc điều hành của Goldman Sachs nhận định, theo chuẩn Basel 1 (những năm 1980) các ngân hàng được khuyến khích phát triển theo hướng đa dạng hóa kinh doanh nhưng dưới chuẩn Basel 3, điều này không còn đúng.
Năm 2013, các ngân hàng được cho là quá lớn để sụp đổ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng nợ eurozone bất chấp sự can thiệp hỗ trợ của Ngân hàng trung ương châu ÂU (ECB). Trong bối cảnh đó, các đối thủ mới sẽ gia nhập thị trường. Hãy để ý đến GSO, một chi nhánh tín dụng của Blackstone, một công ty đầu tư góp vốn tư nhân. GSO quản lý hơn 50 tỷ USD tài sản và hiện là “người chơi” lớn nhất, duy nhất trên thị trường thứ cấp trái phiếu châu Âu.
Khoảng 1 thập kỷ qua, bắt đầu với thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Goldman Sachs và kế thúc bằng việc hợp tác giữa The City và The Street. Tuy 2013 chưa phải là thời điểm kết thúc hoàn toàn nhưng có thể coi là khởi đầu cho một thời kỳ lụi tàn của các ngân hàng đa năng.
5 năm sau, vào năm 2013, tham vọng này sẽ trở nên kỳ quặc khi bản thân các ngân hàng Mỹ và châu Âu nhận thấy hoạt động kinh doanh của họ đi xuống.
Không đủ sức để cạnh tranh trong mọi lĩnh vực từ quản lý tài sản đến kinh doanh sản phẩm phái sinh, trái phiếu, các ngân hàng đa năng sẽ phải cắt bớt lĩnh vực kinh doanh, chi nhánh để giảm chi phí.
|
Trật tự ngân hàng mới năm 2013 sẽ không tuân theo đạo luật Glass-Steagall (1933) - một đạo luật từ thời Đại suy thoái khuyến khích chia tách hoạt động ngân hàng đầu tư và thương mại. Sức mạnh của các ngân hàng đa năng sẽ bị hủy hoại bởi các thế lực thị trường bị chi phối bởi Basel 3 – quy tắc tăng vốn mới cũng như những thế lực vô hình nhưng đặc biệt quan trọng đó là văn hóa.
Năm 2012, các ngân hàng đa năng và khách hàng của họ cuối cùng cũng nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản tài chính đã đi quá xa trong giao dịch ngân hàng và phải trả giá bằng “ngân hàng của các mối quan hệ”. Các ngân hàng hiểu được rằng, trong thế giới sử dụng tiền vay từ thị trường bán buôn để đầu tư, mô hình giao dịch kiểu cũ không còn hiệu quả và bê bối thao túng lãi suất Libor là một minh chứng.
Khởi đầu và kết thúc
Năm 2013, các ngân hàng đa năng sẽ dẫn thu hẹp diện tập trung. UBS sẽ tập trung vào mảng quản lý tài sản, trong khi số khác sẽ học theo ngân hàng hoàng giá Scotland và UniCredit trong việc duy trì hay tái cân bằng mảng kinh doanh chứng khoán đầu tư.
Một giám đốc điều hành của Goldman Sachs nhận định, theo chuẩn Basel 1 (những năm 1980) các ngân hàng được khuyến khích phát triển theo hướng đa dạng hóa kinh doanh nhưng dưới chuẩn Basel 3, điều này không còn đúng.
Năm 2013, các ngân hàng được cho là quá lớn để sụp đổ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng nợ eurozone bất chấp sự can thiệp hỗ trợ của Ngân hàng trung ương châu ÂU (ECB). Trong bối cảnh đó, các đối thủ mới sẽ gia nhập thị trường. Hãy để ý đến GSO, một chi nhánh tín dụng của Blackstone, một công ty đầu tư góp vốn tư nhân. GSO quản lý hơn 50 tỷ USD tài sản và hiện là “người chơi” lớn nhất, duy nhất trên thị trường thứ cấp trái phiếu châu Âu.
Khoảng 1 thập kỷ qua, bắt đầu với thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Goldman Sachs và kế thúc bằng việc hợp tác giữa The City và The Street. Tuy 2013 chưa phải là thời điểm kết thúc hoàn toàn nhưng có thể coi là khởi đầu cho một thời kỳ lụi tàn của các ngân hàng đa năng.
Nguồn FT/Khampha