Theo The Economist, lý do đầu tiên có thể là một số người dân ám ảnh với việc nhiễm bệnh dù là do COVID hay thứ gì khác. Ảnh: Camera Press.
Thời đại của người tiêu dùng thích "ẩn dật"
Những năm trước đại dịch, tỉ lệ chi tiêu của người tiêu dùng dành cho dịch vụ đã tăng lên đều đặn. Khi xã hội trở nên giàu có hơn, họ đòi hỏi nhiều hơn về những trải nghiệm xa xỉ, chăm sóc sức khỏe và lập kế hoạch tài chính. Sau đó, vào năm 2020, chi tiêu cho các dịch vụ, từ lưu trú tại khách sạn đến cắt tóc, đều sụt giảm do phong toả vì COVID. Với nhiều thời gian ở nhà hơn, nhu cầu về hàng hóa tăng vọt, cùng với đó là sự đổ xô mua thiết bị máy tính và xe đạp tập thể dục.
Thế nhưng, đã 3 năm từ thời điểm đó, dịch vụ vẫn ở dưới mức trước đại dịch, so với trước COVID, mức giảm thậm chí còn sắc nét hơn. Người tiêu dùng ở các nước giàu đang chi tiêu ít hơn khoảng 600 tỉ USD/năm cho dịch vụ so với năm 2019. Đặc biệt, mọi người ít quan tâm đến các hoạt động du lịch và giải trí bên ngoài. Thay vào đó, họ chuyển hướng sang hàng hóa, từ những đồ dùng lâu bền như ghế và tủ lạnh cho đến những thứ như quần áo, thực phẩm và rượu vang.
Chi tiêu hướng nội
Ở những quốc gia có ít thời gian phong tỏa hơn, thói quen "ẩn dật" vẫn chưa ăn sâu. Chẳng hạn, chi tiêu cho các dịch vụ ở New Zealand và Hàn Quốc tương xứng với xu hướng trước đại dịch. Tuy nhiên, ở những nơi khác, hành vi "ẩn dật" giờ đây có vẻ trầm trọng hơn hẳn. Tại Cộng hòa Séc, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID, tỉ trọng dịch vụ thấp hơn khoảng 3 điểm phần trăm. Chẳng bao lâu nữa sẽ đến Mỹ. Trong khi Nhật Bản đã chứng kiến sự sụt giảm 50% số lượng đặt chỗ tại nhà hàng nhằm mục đích giải trí cho khách hàng và các mục đích kinh doanh khác.
Chi tiêu cho dịch vụ so với tổng chi tiêu của người tiêu dùng theo thời gian (%). Ảnh: The Economist. |
Thoạt nhìn, số liệu không phù hợp với bối cảnh hiện tại, khi mà việc đặt chỗ ở nhà hàng trở nên khó hơn, giá cả khách sạn thì tăng vọt. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của sự đông đúc không phải là nhu cầu cao ngất ngưởng mà là nguồn cung hạn chế. Ngày nay, ít người muốn làm việc trong ngành khách sạn hơn, ở Mỹ tổng số việc làm trong ngành này vẫn thấp hơn so với cuối năm 2019. Và sự gián đoạn của đại dịch dẫn đến nhiều khách sạn và nhà hàng lẽ ra sẽ mở cửa vào năm 2020 và 2021 đã không bao giờ mở cửa được. Số lượng khách sạn ở Anh vào khoảng 10.000, đã không tăng kể từ năm 2019.
Theo Goldman Sachs, thị trường vẫn ưu ái các cổ phiếu có xu hướng hưởng lợi khi mọi người ở nhà hơn, chẳng hạn như các công ty thương mại điện tử, so với các cổ phiếu phát triển mạnh khi người tiêu dùng ra ngoài, như các hãng hàng không.
Tại sao hành vi "ẩn dật" lại tồn tại?
Theo The Economist, lý do đầu tiên có thể là một số người dân ám ảnh với việc nhiễm bệnh dù là do COVID hay thứ gì khác. Trên khắp thế giới giàu có, người dân đang chuyển đổi từ phương tiện giao thông công cộng đông đúc sang các phương tiện cá nhân riêng tư. Ở Anh, việc sử dụng ô tô đạt mức trước đại dịch, trong khi việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng lại giảm sút. Mọi người dường như cũng ít quan tâm hơn đến các dịch vụ mang tính tiếp xúc cao. Ở Mỹ, chi tiêu cho việc làm tóc và chăm sóc cá nhân thấp hơn 20% so với xu hướng trước đại dịch, trong khi chi tiêu cho mỹ phẩm, nước hoa và chế phẩm làm móng tăng 1/4.
Giá cổ phiếu của các công ty cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng ra ngoài và ở nhà. Ảnh: The Economist. |
Lý do thứ hai liên quan đến mô hình làm việc. Theo ông Cevat Giray Aksoy thuộc King's College London và các đồng nghiệp, trên khắp thế giới, mọi người hiện làm việc khoảng một ngày một tuần tại nhà. Điều này làm giảm nhu cầu về các dịch vụ được mua khi ở văn phòng, bao gồm cả bữa trưa và làm tăng nhu cầu về hàng hóa tự làm. Năm ngoái, người Ý đã chi tiêu nhiều hơn 34% cho đồ thủy tinh, bộ đồ ăn và đồ dùng gia đình so với năm 2019.
Giá trị là yếu tố thứ ba. Đại dịch có thể đã khiến con người thực sự giống "ẩn sĩ" hơn bao giờ hết. Theo dữ liệu chính thức từ Mỹ, năm ngoái mọi người ngủ nhiều hơn khoảng 11 phút so với năm 2019. Họ cũng chi ít hơn cho các câu lạc bộ và các hoạt động xã hội khác, đồng thời chi nhiều hơn cho các hoạt động mang tính đơn độc, chẳng hạn như làm vườn, đọc tạp chí và nuôi thú cưng. Trong khi đó, số lượt tìm kiếm trực tuyến trên toàn cầu về “Patience”, một trò chơi bài hay còn gọi là solitaire, đang đạt tốc độ gấp đôi mức trước đại dịch. Có vẻ như di sản lớn nhất của COVID là khiến mọi người xa nhau và yêu thích sự độc lập.
Có thể bạn quan tâm:
Người trẻ Ấn Độ nên làm việc 70 giờ một tuần?
Nguồn The Economist