Thời đại Bernanke: Chỉ thời gian mới đánh giá hết giá trị
Ben Bernanke không ngần ngại khi được hỏi liệu ông có tự tinvề tác dụng của chính sách đối phó với Đại Suy thoái vừa qua. “Vấn đề với QE lànó có tác dụng trong thực tế mặc dù về lý thuyết thì không,” theo thủ lĩnh củaCục Dự Trữ Liên bang trong phỏng vấn cuối cùng tháng 1-2014.
Ông muốn nói tới chính sách của mình trong những ngày đen tốinhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Bernanke đã tung ra chương trình mua tráiphiếu khổng lồ chưa từng có tiền lệ trước đây, chính sách vẫn được gọi là nới lỏngđịnh lượng, hay QE. Mục tiêu là đẩy lãi suất dài hạn xuống thấp khi mà lãi suấtliên ngân hàng (gửi qua đêm), đòn bẩy kinh tế chính của Fed đã gần ngưỡng zero.
Các hoạt động mua vào của Bernanke đã bắt đầu từ cuối 2008cho tới tận ngày nay. Nó dẫn tới việc tăng bốn lần bảng cân đối kế toán của Fedtới ngưỡng 4.000 tỉ USD.
Ngày thứ Tư, 29/1/2014, ông Bernanke lặng lẽ chấm dứt cuộc họpchính sách cuối cùng của thời đại mình. Thời đại Bernanke là 8 năm sóng gió bấtthường với ngân hàng trung ương ảnh hưởng nhất thế giới.
Di sản của thời đại Bernanke
Khi ông chấm dứt nhiệm kỳ vào thứ sáu 31/1/2014, bảng cân đốikế toán khổng lồ của Cục Dự trữ Liên bang đóng vai lớn trong di sản chính sáchcủa Bernanke. Các nhà phê bình đã cảnh báo nó chứa đựng những nguồn gốc sẽ dẫntới lạm phát và bong bóng giá tài sản.
Các đánh giá ban đầu phần lớn là tốt. Ông cựu giáo sư đại họcPrinceton này được khen ngợi là bàn tay vững vang lèo lái con thuyền Hoa Kỳ vàcác nền kinh tế thế giới qua khỏi cơn khủng hoảng quá là đau đớn.
Ông đã cho chảy tràn các thị trường tài chính dòng tiền đếntừ hàng mớ các chương trình lập ra tạm thời. Hàng nghìn tỉ USD đã được in trongba vòng QE. Bernanke đã bạo miệng hứa giữ biện pháp kích thích trong nhiều năm,gắn chặt lãi suất thấp với các kết quả kinh tế nhất định. Lối tiếp cận của ông đãđược nhiều ngân hàng trung ương khác bắt chước.
Là nhà học giả hàng đầu về Đại Suy Thoái của thế kỷ 20, Bernankecó sự thấu hiểu sâu về nguyên tắc hành động trước cơn bấn loạn tài chính diễnbiến nhanh. Ông đã đem hiểu biết đó thành hành động khi khủng hoảng tài chínhthế kỷ 21 diễn ra.
“Bernanke sẵn sàng làm những điều sáng tạo và mạnh mẽ,” theoLaurence Meyer, một cựu thống đốc của FED, cũng là người đồng sáng lập hãng dựbáo kinh tế Macroeconomic Advisers. “Ông đã tung ra nhiều biện pháp khác nhau cùnglúc, với niềm tin là không phải mỗi cái đều có tác dụng, nhưng một số chính sáchsẽ hiệu quả. Đó là sức mạnh tinh thần, khả năng lãnh đạo, và sự sẵn sàng chấpnhận rủi ro.”
Nhưng giống như người tiền nhiệm của Bernanke là ông Alan Greenspan,di sản chính sách của thời đại Bernanke chỉ có thể được đánh giá chính xác quathời gian. Ông Greenspan đã rất được khen ngợi khi hết nhiệm kỳ hồi 2006 nhưngvề sau lại bị coi là thủ phạm chính tạo ra nền tảng của cuộc khủng hoảng hiệnnay.
4.000 tỉ USD và vẫntiếp tục tăng
Một phần lớn của di sản Bernanke sẽ được viết tiếp bởi phóchủ tịch FED Janet Yellen, người lên cầm cương điều khiển tổ chức này vào thứ bảy1/2/2014.
Bà thừa hưởng nhiệm vụ giảm dần mức mua trái phiếu và quyết địnhkhi nào thì tăng lãi suất.
Yellen sẽ cần phải tính xem làm thế nào để giảm bảng cân đốikế toán của FED một cách trơn chu xuống mức 1.000 tỉ USD mà không làm nền kinhtế Mỹ chệch đường ray.
Với Alan Meltzer, một nhà nghiên cứu hàng đầu về chính sáchFED, không có diễn biến nào là tốt cho danh tiếng Bernanke. “Nếu FED đi nhanhquá, ta sẽ dính phải một vụ suy thóai. Đi chậm quá thì ta bị lạm phát nặng. Nếuhọ không làm gì, Hoa Kỳ sẽ dính cả hai cùng lúc,” ông nói.
Vòng đầu của nới lỏng định lượng hồi 2008-2009 là tuyệt vời,Meltzer nói. Nhưng vòng hai và ba là“sai lầm, sai lầm nghiêm trọng, và sẽ dẫn tới rắc rối.”
“Lịch sử sẽ phán xét phản ứng của ông với khủng hoảng 2009,”Meltzer nói về Bernanke, “Họ sẽ coi phần sau là quá mạnh và không cần thiết.”
“Người làm điều cầnphải làm”
Trong lúc Bernanke bảo vệ các chính sách mạnh mẽ của FED tiếnhành từ 2008 trở lại đây, ông tự biến mình thành đối thủ phê bình lớn nhất. Đólà việc ông đã không nhận ra các dấu hiệu của khủng hoảng thị trường thế chấp bấtđộng sản dưới chuẩn ở Mỹ, và các ngân hàng phố Wall đã dùng đòn bẩy tài chính quá mức.
Nhưng các nhà điều hành đã không trừng phạt Bernanke, người đãcó mặt trong hội đồng FED từ 2002-2005 và không nhận ra các vết gãy trong hệ thốngtài chính. Họ đã tập trung vào cải tổ phố Wall bằng cách mở rộng chức năng giámsát của Cục Dự trữ Liên bang.
Vào lúc cựu thủ tướng G.W. Bush bổ nhiệm Bernanke làm chủ tịchFED năm 2006, bong bóng thế chấp bất động sản dưới chuẩn đã phồng lên khổng lồ.Khi nó vỡ năm 2007, thủ lĩnh FED đã chậm chạp không nhận ra ảnh hưởng của vấn đềcó thể lan tỏa nhanh khắp thế giới. Nó lây lan sang các ngân hàng bị kiểm soátnhẹ và làm kích động cơn hoảng loạn của nhà đầu tư .
Chỉ có hai trong năm hãng đầu tư Hoa Kỳ sống sót được sau khủnghoảng tài chính 2008. Goldman Sachs và Morgan Stanley qua khỏi nhờ vào gói giảicứu của chính phủ, một chính sách gây bất mãn trong lòng dân chúng. Đổ thêm dầuvào lửa giận là gói giải cứu 182 tỉ USD dành cho tập đoàn bảo hiểm AIG do FEDthực hiện.
Chỉ khi không còn nghi ngờ gì về tính nghiêm trọng của vấn đềFED mới thẳng tay chặn cơn hoảng loạn và cố dựng nền kinh tế đang tụt dốc.
Khi cơn suy thóai tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ bùng lên,GDP của Hoa Kỳ đã giảm 8% cuối năm 2008 với mức thất nghiệp tăng vọt 10% vào nămtiếp theo.
Từ đó tới nay tăng trưởng diễn ra không ổn định, tốc độ đạttới gần 4% vào nửa sau 2013 và thất nghiệp còn 6,7%. Đó là bối cảnh thuận lợi đểBernanke chấm dứt nhiệm kỳ.
Dù vậy, nền kinh tế vẫn còn nhiều vết thương và FED vẫn mangtiếng về những nỗ lực cứu giúp phố Wall, giới tài chính của Mỹ.
Khi ông chuẩn bị rút lui, chỉ số uy tín với công chúng của Bernankenằm ở ngưỡng thấp tè 40%, mặc dù 25% người Mỹ không có ý kiến gì về ông. Đó làkết quả điều tra của Gallup đưa ra hôm 29/1. Tương phản với điều này là chỉ sốuy tín 65% của Greenspan năm 2006.
“Nền kinh tế Mỹ đã gặp nguy hiểm rất lớn trong năm 2008. Chúngta đã có thể gặp chuyện gay go hơn nhiều, và cơ bản là Bernanke đã quyết định làmđiều cần làm để tránh lặp lại cuộc Đại Suy Thóai,” đó là đánh giá của chủ tịchchi nhánh Boston Eric Rosengren của Cục Dự trữ Liên bang.
“Tôi nghĩ di sản thời đại Bernanke sẽ là tốt lành,” ông Rosengrennói. “Bernanke sẽ được biết là người làm điều cần thiết để đưa chúng ta thoátkhỏi khủng hoảng tài chính.”
Nguồn Reuters