Nguồn ảnh: CNBC
Thiếu thịt lợn, người Trung Quốc chuyển hướng sang 'thịt giả'
Theo tổ chức nghiên cứu Fitch Solutions, nhu cầu của Trung Quốc đối với thịt giả đang tăng lên trong bối cảnh lo ngại rằng nguồn cung thịt lợn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Fitch Solutions cho biết trong một bản báo cáo phát hành vào tháng 9 rằng: "Ở một đất nước mà thịt lợn là nguyên liệu chính trong mọi món ăn, dịch tả lợn châu Phi là yếu tố đã giảm nguồn cung thịt lợn".
Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ thịt lợn cao nhất thế giới. Theo Statista, Trung Quốc là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới năm 2018, .
Nguồn cung thịt lợn không đủ
Khi nguồn cung giảm, Trung Quốc có thể cần nhập khẩu nhiều thịt lợn hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, báo cáo của Fitch nêu rõ. Ngoài ra, cũng theo báo cáo, quốc gia đông dân nhất thế giới cũng cần nghiên cứu các sản phẩm thay thế, thị thực vật là một ví dụ.
Năm 2018, ngành công nghiệp thịt thực vật của Trung Quốc trị giá 910 triệu USD, tăng 14,2% so với một năm trước đó, theo báo cáo của Good Food Insitute. Để so sánh, thị trường thịt thực vật của Mỹ đạt 684 triệu USD trong năm đó - tăng 23% so với năm trước.
Ông Simon Powell, một nhà nghiên cứu tại ngân hàng đầu tư Mỹ Jefferies cho biết, dịch tả lợn châu Phi là yếu tố tích cực cho thịt thay thế ở Trung Quốc. Theo ông, "căn bệnh nguy hiểm này có thể khiến thị trường thịt lợn Trung Quốc thiếu hụt 20 triệu tấn sản phẩm. Với mức giảm này, người tiêu dùng có thể chuyển sang thịt giả", ông Simon Powel nói với CNBC.
Một công nhân Trung Quốc sử dụng một kỹ thuật truyền thống để làm đậu phụ tại nhà máy của gia đình anh ta vào ngày 6/2/2005 tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: CNBC |
Môi trường, sức khỏe và truyền thống
Fitch Solutions cho biết trong báo cáo, một yếu tố khác đằng sau xu hướng sử dụng thịt giả là ẩm thực Trung Quốc. Thịt thay thế làm từ thực vật, cụ thể là, đậu phụ hoặc mì căn làm từ lúa mì, vốn từ lâu đã xuất hiên trên bàn ăn tại Trung Quốc.
Trên thực tế, một số người nói rằng người Trung Quốc đã bắt đầu ăn thịt thay thế ngay từ thời nhà Đường, hơn một ngàn năm trước. Và thịt giả có thể là bước tiếp theo của tuyền thống này, trong tình hình hiện tại, theo báo cáo.
Ngoài ra, các vấn đề về môi trường, đạo đức và sức khoẻ cũng là lý do làm nhu cầu thịt giả ở Trung Quốc ngày càng tăng. "Những người trẻ ở Trung Quốc đang ăn ít thịt lại vì lý do sức khoẻ hoặc môi trường, và họ có thể tìm đến thịt thay thế", ông Simon Powel nói với CNBC.
Dù vậy, xu hướng ăn thịt giả ở Trung Quốc có thể cần thêm thời gian để trở thành một trào lưu lớn. Bởi vì, các món ăn trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Trung Quốc đều liên quan đến thịt lợn.
Nhu cầu thịt của Trung Quốc luôn rất cao. Năm 2018, quốc gia này chiếm khoảng 46% tổng lượng tiêu thụ thịt lợn thế giới, theo dữ liệu của OECD.
►Thay đổi cơ cấu chăn nuôi: Giải pháp cho tình trạng thiếu hụt thịt lợn
►Dịch tả lợn Châu Phi, ai là người hưởng lợi?
Nguồn CNBC