Thiếu đường băng mới là thách thức lớn nhất của ngành hàng không
Các hãng hàng không đang phải đối mặt với nhiều thách thức: giá nhiên liệu đang tăng vọt, các phi công đang thiếu nguồn cung và các cuộc tấn công chính trị đe dọa thương mại toàn cầu. Và điều tồi tệ hơn có thể sẽ đến.
Với lượng hành khách toàn cầu dự báo tăng gần gấp đôi lên 7,8 tỷ năm 2036, đường băng, sân bay và thậm chí cả không phận có thể nhanh chóng trở nên quá chật chôi. Ở châu Á, nơi sẽ đóng góp hơn một nửa số đường bay bổ sung, nhiều sân bay đã trở nên quá tải.
"Cơ sở hạ tầng là một mối đe dọa lớn hơn đối với sự tăng trưởng của các hãng hàng không hơn là giá dầu", Giám đốc Điều hành Qatar Airways Akbar Al Baker, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 5.6 trên Bloomberg. "Hiện nay, ngành hàng không chưa thể đáp ứng nhu cầu của hơn một tỷ hành khách trên toàn cầu."
Điều này có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 2,7 nghìn tỷ USD, theo ước tính của mà Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng của các sản xuất báy may như Airbus và Boeing, hay các hãng hàng không như Emirates và Cathay Pacific Airways của Hồng Kông
“Đó không chỉ là đường băng, mà còn là khu vực taxi, đó là chỗ đỗ xe”, Rico Merkert, giáo sư về quản lý vận tải và chuỗi cung ứng tại trường kinh doanh của Đại học Sydney, cho biết. “Ở một số vùng/lãnh thổi, nền kinh tế sẽ bị chững lại do năng lực ngành hàng không có đủ năng lực cần thiết”.
Cơn sốt ở phương Đông
Ở châu Á, tám trong số 11 nhà ga hàng đầu đã hoạt động hết công suất, Asian Sky Group cho biết trong báo cáo cơ sở hạ tầng năm 2017. Trong số 1.017 sân bay trong khu vực, Hồng Kông phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng nhất, và trong vòng hai năm tới, Bắc Kinh, Manila và Singapore cũng sẽ đạt tối đa công suất, nghiên cứu dự đoán.
Bản thân Chủ tịch Emirates Tim Clark nói trong một cuộc phỏng vấn: “Các sân bay giờ đã bị tắc nghẽn, bạn không thể có chỗ trống. "Vì vậy, nếu bạn muốn đến New York hoặc Los Angeles hoặc Hồng Kông hoặc bất cứ nơi nào khác, không có chỗ trống có sẵn (về nới cất và hạ cánh)".
Lãnh đạo các hãng hàng không trên thế giới đã tập trung tại Sydney trong tuần này cho cuộc họp thường niên của IATA, nhấn mạnh cái gọi là thâm hụt cơ sở hạ tầng như là một rào cản lớn trong việc mở rộng và cuối cùng là du lịch và thương mại thế giới.
Alexandre de Juniac, Giám đốc Điều hành của cơ quan công nghiệp, cho biết: “Chúng ta rất cần mở cơ sở hạ tầng phù hợp. Khắp nơi trên thế giới đều có vấn đề về cơ sở hạ tầng mà chúng tôi cho là không được giải quyết đầy đủ”.
Tăng giá
Trong khi IATA cho rằng chính phủ thường có khuynh hướng xây dựng mọi thứ từ từ, Alan Joyce, giám đốc Qantas Airways, đã chỉ trích các nhà khai thác sân bay tư nhân cho những gì ông nói là móc túi các hãng hàng không và khách du lịch.
Tại Flyadeal, chi nhánh giá rẻ của hãng hàng không quốc gia Ả Rập Saudi, sự sẵn có của nơi hạ cánh và cất cánh ở Trung Đông, thay vì nhu cầu hành khách, phần nào quyết định việc mở các tuyến mới.
"Những nơi như Istanbul và Cairo, họ có những thách thức về chỗ cất và hạ cánh", CEO Con Korfiatis cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Sydney. "Những nơi này đang gần đạt được công suất tối đa", Flyadeal sẽ nhắm đến những điểm đến không bị giới hạn bởi vấn đề cất và hạ canh khu vực trong năm nay, ông nói.
Chắc chắn là, ngành công nghiệp có thể làm việc thông minh hơn ngay cả khi không có cơ sở hạ tầng bổ sung. Ví dụ, nhiều sân bay có thể sử dụng đường băng của họ hiệu quả hơn nhiều, Brian Pearce, nhà kinh tế trưởng của IATA, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tại London, các sân bay Gatwick và Heathrow, vốn bị giới hạn bởi chỉ một và hai đường băng, có thể triển khai khoảng 40 cất cánh và hạ cánh trong vòng một giờ, trong khi nhiều sân bay khác chỉ thực hiện được một nửa số đó.
Pearce cho biết thêm các hãng vận tải cũng có thể sử dụng các máy bay lớn hơn để tối đa hóa số chỗ ngồi trên mỗi chuyến bay. Một số nhà khai thác tại Heathrow đã chuyển sang máy bay A380 superjumbo của Airbus SE để làm điều đó, mặc dù mô hình sẽ phải tìm cách lấp đầy các ghế ngồi, điều vốn luôn là khó khăn trong quá khứ.
Nguồn Bloomberg