Thị trường tiền tệ châu Á suy yếu trước quyết định của Fed và PBOC
Ngày 19/3, Fed công bố sẽ giữ nguyênlãi suất mục tiêu ở mức cận 0 – 0,25% trong năm 2014 và có thể tăng lên 1% vàocuối năm 2015, cao hơn mức dự báo trước đó là 0,75%. Đồng nhân dân tệ (NDT)giảm kỷ lục trong 5 ngày do gần 1 tuần sau khi tăng biên độ giao dịch của NDTlên 2%, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã hạ tỷ giá tham chiếu ngày xuốngmức thấp nhất kể từ tháng 11/2013.
Saktiandi Supaat, trưởng bộ phậnnghiên cứu tỷ giá hối đoái của ngân hàng Malayan Banking, nói: “Triển vọng tỷgiá của đồng đô la Mỹ (USD) không có lợi đối với tiền tệ của các quốc gia mớinổi, bao gồm khu vực châu Á. Với việc mở rộng biên độ giao dịch của NDT, chínhphủ Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chăn hoạt động đánh cược của các nhà đầu tư vàosự tăng giá của NDT, và tạo tính linh động hơn cho đồng tiền này”.
Từ ngày 14/3, tại Singapore, chỉ sốđô la châu Á Bloomberg-JPMorgan – theo dõi 10 đồng tiền giao dịch mạnh nhất củakhu vực – giảm 0,7% xuống 114,51, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2013. TạiThượng Hải, NDT giảm 1,2% xuống 6,2250 NDT/USD và vào ngày 21/3, chạm mốc6,2370 NDT/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2013.
Tuần này, cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed)cho biết sẽ cắt giảm thêm 10 tỷ USD từ chương trình mua trái phiếu – chươngtrình nhằm bơm dòng vốn vào các thị trường mới nổi – xuống 55 tỷ USD. Đây sẽ làđợt cắt giảm thứ 3 tính từ đầu năm 2014. Ngày 19/3, Janet Yellen cho biết cóthể sẽ tăng lãi suất khoảng 6 tháng sau khi kết thúc chương trình mua tráiphiếu vào cuối năm 2014.
Leo Rinaldy, nhà kinh tế học tại PTMandiri Sekuritas ở Jakarta, nói: “Thị trường thế giới đều bất ngờ trước việcFed sẽ tăng lãi suất”.
Tuần này, đồng peso của Philippinegiảm 1,5% xuống 45,31 peso/USD, đồng ringgit của Malaysia giảm 0,9% xuống3,3085 ringgit/USD. Đô la Đài Loan giảm 0,9% xuống 30,652 đô la Đài Loan/USD.Đồng rupiah của Indonesia giảm 0,6% xuống 11.423 rupiah/USD. Đồng won của HànQuốc giảm 0,7% xuống 1.080,4 won/USD. Đồng baht của Thái Lan giảm 0,3% xuống32,381 baht/USD. Đồng rupee của Ấn Độ tăng 0,4% lên 60,9250 rupee/USD.
NDT suy yếu trong bối cảnh nền kinhtế có dấu hiệu suy thoái với hoạt động xuất khẩu và sản lượng sản xuất giảm bấtngờ. Rủi ro về nợ xấu cũng ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư vào thịtrường Trung Quốc. Trong tuần này, PBOC đã hạ tỷ giá tham chiếu ngày của NDT 0,21%xuống 6,1475 NDT/USD.
Ngày 7/3, công ty Khoa học và Côngnghệ Năng lượng mặt trời Shanghai Chaori vỡ nợ – vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên tạiTrung Quốc. Tuần này, Trung Quốc tiếp tục chứng kiến một vụ vỡ nợ của công tybất động sản Zhejiang Xingrun khi không thể chi trả khoản nợ trị giá 562 tỷUSD.
Daniel Chan, chiến lược gia của côngty Tư vấn Đầu tư toàn cầu China Silvert tại Hồng Kông, nói: “Giá trị của NDT giảmcó thể là kết quả của việc các yếu tố kinh tế suy yếu và PBOC tiếp tục hạ thấptỷ giá tham chiếu”.
Trong khi đó, tuần này, AmandoTetangco, Thống đốc ngân hàng trung ương của Philippine, cho biết có thể sẽtăng lãi suất sau khi duy trì ở mức thấp kỷ lục là 3,5% từ tháng 11/2012. Cuộcđánh giá chính sách tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 27/3.
Tại Malaysia, Ngân hàng NegaraMalaysia cho biết, lạm phát sẽ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt trong bối cảnhnền kinh tế toàn cầu phục hồi không đồng đều. Ngân hàng này cũng hạ thấp dự báotăng trưởng kinh tế năm 2014.
Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàngTrung ương Philippine công bố ngày 19/3, GDP có thể tăng 4,5% đến 5,5% trongnăm 2014. Mức tăng này cao hơn so với dự báo trước đó của Bộ Tài chính là 5%đến 5,5%. Lạm phát có thể tăng lên giữa 3% đến 4% so với mức 2,1% của năm 2013.
Michelle Tsai, nhà kinh tế học tạicông ty chứng khoán Jih Sun Securities, nói: “Dự báo về lãi suất của các quanchức Fed cao hơn so với mong đợi, và thị trường thế giới đang rất lo ngại trướcáp lực của các dòng vốn chảy ra”.
Nguồn Dân Việt/ Bloomberg