Thứ Hai | 11/03/2013 08:11

Thị trường repo châu Âu giảm 12%

Điều này cho thấy các ngân hàng lo sợ rủi ro đang dựa vào các khoản vay giá rẻ từ ngân hàng trung ương khu vực hơn là cho vay lẫn nhau.
Tổng giá trị các khoản mua lại chưa hoàn trả của châu Âu, hay các hợp đồng mua lại (repo) - theo đó các ngân hàng cầm cố chứng khoán như tài sản thế chấp để được cung cấp vốn từ các nhà quản lý thị trường tiền tệ và các nhà đầu tư khác - đứng ở 5.600 tỷ euro trong tháng 12, giảm so với mức đỉnh 6.200 tỷ euro đạt được cùng kỳ năm trước.

Trên cơ sở các mẫu không đổi theo thời kỳ, thị trường repo giảm 11,9% trong năm tính tới tháng 12/2012, theo một khảo sát 2 năm mới đây nhất mà Hội đồng repo châu Âu của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế thực hiện.

Richard Comotto, tác giả của báo cáo cho biết lo ngại lớn hơn là thị trường repo, nguồn cung cấp vốn chủ chốt cho các ngân hàng - đang thu hẹp ở thời điểm mà các chính phủ muốn thấy các ngân hàng tự mình dứt bỏ nguồn vốn từ các ngân hàng trung ương.

Ông cho rằng khi thị trường nhận được sự thúc đẩy từ cam kết của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) rằng sẽ ngăn đà giảm của euro, hoạt động tái cấp vốn dài hạn hơn (LTRO) đã giảm nhu cầu tiếp cận các nguồn vốn khác. Mức giảm đáng kể mới đây về khối lượng các giao dịch repo cho thấy một thị trường "trì trệ", phản ánh sự suy giảm chung về thanh khoản ngay cả khi niềm tin thị trường đang tiến triển, ông Comotto nói thêm.

Trong khi quy mô của thị trường repo vẫn cao hơn mức đáy năm 2008 sau vụ Lehman Brothers phá sản, các số liệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone) và hành động của các ngân hàng trung ương đang tác động thế nào tới hoạt động của các tổ chức tài chính.

Thị trường repo cung cấp thước đo hữu hiệu về sức khỏe của hệ thống tài chính eurozone và đóng vai trò quan trọng trong dòng vốn chảy vào nền kinh tế thực.

Các ngân hàng đã vay hơn 1.000 tỷ euro thông qua LTRO của ECB trong thời gian từ 12/2011 tới 2/2012. Một số ngân hàng bắt đầu năm nay với việc trả các khoản vay ECB, nhưng nhiều ngân hàng tại Tây Ban Nha và Italy vẫn dựa dẫm vào chương trình LTRO. Tại Anh, các ngân hàng được hưởng lợi từ kế hoạch tài trợ cho vay của Ngân hàng Trung ương Anh.

Nguồn Khampha/FT


Sự kiện