Thị trường phản ứng ra sao khi Fed nâng lãi suất?
Đầu tiên và rõ ràng nhất là tác động lên thị trường hàng hóa và tiền tệ. Lãi suất tăng - đặc biệt nếu đây là một phần trong chu kỳ dài hạn - sẽ trực tiếp giúp USD mạnh lên và kéo giảm giá tài sản định giá bằng đồng bạc xanh. Dòng tiền sẽ quay trở lại Mỹ. USD mạnh lên sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu thô và kim loại công nghiệp.
Lãi suất tăng cũng được coi là đợt giảm phát, do vậy, sẽ gây áp lực lớn lên giá vàng.
Lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng tiền thị trường mới nổi - vốn đã rất trầm trọng. Kể từ đợt khủng hoảng trước, chính phủ thị trường mới nổi đã cố gắng giảm nợ bằng USD, nhưng nợ công ty bằng đồng bạc xanh vẫn đang ở mức cao.
Tác động sẽ khác nhiều so với các đợt khủng hoảng trước. Tuy nhiên, thị trường mới nổi - dẫn đầu là Brazil - với thâm hụt tài khoản vãng lãi sẽ chịu tác động khá nặng nề.
Bức tranh về thị trường chứng khoán Mỹ phức tạp hơn rất nhiều. Đồn đoán về việc nâng lãi suất khiến giới đầu tư đã phải luôn phòng bị. Về mặt lịch sử, không có mối tương quan trực tiếp nào giữa việc bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Việc nâng lãi suất thường diễn ra khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh.
Nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu không tăng từ đầu năm đến nay, thị trường gần đây đã trải qua đợt điều chỉnh và việc tăng lãi suất vẫn chưa diễn ra. Mọi người đều đang rất lo lắng.
Rốt cuộc, phản ứng thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc vào những gì diễn ra trên thị trường tín dụng và thu nhập cố định. Ở điểm này, tác động sẽ khó đoán hơn. Việc Fed đặt mục tiêu lãi cao hơn sẽ khiến lợi tức trái phiếu tăng và điều này đồng nghĩa rằng giá trái phiếu sẽ giảm.
Với lợi suất trái phiếu đang ở mức thấp, thì tương ứng, giá trái phiếu sẽ giảm mạnh hơn. Hơn nữa, các loại tài sản dài dạn - sẽ chịu sự sụt giảm lớn nhất - có xu hướng được coi là tài sản ít rủi ro hơn, chẳng hạn trái phiếu công ty chất lượng cao hoặc trái phiếu chính phủ. Những cổ phiếu sinh lãi cao, cổ phiếu “rác”, thường có rủi ro tín dụng cao sẽ ít bị ảnh hưởng bới tác động từ lãi suất.
Nói chung, rủi ro sẽ lên cao nhất khi thị trường không nhận thức được những mối nguy này. Nhiều nhà đầu tư tin rằng rủi ro cao sẽ giúp họ tránh được những tác động từ đợt tăng lãi suất, và những người có khoản đầu tư kém rủi ro hơn thì không nghĩ vậy.
Thị trường tín dụng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn thị trường chứng khoán. Thay vì mua bán trên sàn giao dịch, những người muốn mua bán cổ phiếu giao dịch thông qua người môi giới tại ngân hàng.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng đã cắt giảm đáng kể lượng lớn vốn cấp cho nhà môi giới để họ giữ cổ phần hay các công cụ tín dụng. Điều này đồng nghĩa rằng nguồn tiền sẵn có để mua trái phiếu cũng giảm.
Trong lúc đó, trái phiếu được phát hành ngày càng tăng trong những năm sau cuộc khủng hoảng, một phần nhờ lãi suất cho vay thấp. Các công ty phát hành nợ và sử dụng khoản nợ này để mua lại cổ phiếu.
Điều đó làm dấy lên những lo ngại về viễn cảnh nhiều người bán nhưng ít kẻ mua, khiến giá cổ phiếu lại giảm. Một lần nữa, lịch sử đã chứng minh qua đợt rớt giá vài tuần trước đây và đợt suy giảm hồi tháng 10 năm ngoái.
Thị trường tín dụng sẽ gây ra khủng hoảng tài chính. Nếu thị trường này đóng băng, chứng khoán cũng sụp đổ – giống như kịch bản trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Đây là viễn cảnh đen tối. Thị trường tín dụng sẽ phản ứng tiêu cực đến mức nào đối với việc tăng lãi suất? Câu hỏi này chỉ có thể trả lời được sau khi Fed nâng lãi suất.
Đó cũng là lý do rất nhiều nhà đầu tư không muốn nghĩ tới – và cũng là lý do nhiều người hy vọng Fed chưa nâng lãi suất. Giờ đây, việc cần làm là chờ thêm vài ngày nữa và xem quyết định của Fed ra sao.
Nhật Trường
Nguồn FT