Thứ Hai | 28/05/2012 21:07
Thị trường nợ Đông Nam Á hấp dẫn giới đầu tư
Đông Nam Á là một trong những thị trường nợ “nóng” nhất năm 2012 khi giới đầu tư cho rằng khu vực này có thể trụ vững trước khủng hoảng châu Âu.
Theo số liệu của Dealogic, lượng nợ do các công ty và chính phủ ở Đông Nam Á phát hành kể từ đầu năm đến nay đạt 56,4 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo báo cáo của Dealogic, lượng nợ phát hành toàn cầu giảm 6%, trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 23%.
Các tập đoàn tài chính Đông Nam Á phát hành nợ vượt mức kỷ lục thiết lập cả năm ngoái. Tính từ tháng 1 đến đầu tháng 5, họ huy động được 8 tỷ USD thông qua 19 thương vụ.
Kể từ năm 2009, nhà đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi lượng nắm giũ trái phiếu chính phủ của Malaysia, Indonesia, và Hàn Quốc lên 150 tỷ USD.
Lạm phát vẫn là mối đe dọa với các nền kinh tế như Indonesia, trong khi nhu cầu tiêu thụ của Mỹ, châu Âu giảm ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc xuất khẩu như Singapore. Nhiều đồng tiền ở khu vực này vẫn biến động nhiều so với USD.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ nội địa và hoạt động đầu tư tăng khiến thị trường nợ của khu vực này vẫn thu hút giới đầu tư. Điều này giúp giảm chi phí cấp vốn của các chính phủ trong khu vực, cho phép các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động cấp vốn.
Theo nhà chiến lược Wee-Khon Chong của Société Générale, sự chênh lệch tăng trưởng giữa các nền kinh tế châu Á mới nổi và các nước phát triển là động lực hàng đầu khiến nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi tức cao hơn từ thị trường nợ khu vực này.
Các tập đoàn tài chính Đông Nam Á phát hành nợ vượt mức kỷ lục thiết lập cả năm ngoái. Tính từ tháng 1 đến đầu tháng 5, họ huy động được 8 tỷ USD thông qua 19 thương vụ.
Kể từ năm 2009, nhà đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi lượng nắm giũ trái phiếu chính phủ của Malaysia, Indonesia, và Hàn Quốc lên 150 tỷ USD.
Lạm phát vẫn là mối đe dọa với các nền kinh tế như Indonesia, trong khi nhu cầu tiêu thụ của Mỹ, châu Âu giảm ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc xuất khẩu như Singapore. Nhiều đồng tiền ở khu vực này vẫn biến động nhiều so với USD.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ nội địa và hoạt động đầu tư tăng khiến thị trường nợ của khu vực này vẫn thu hút giới đầu tư. Điều này giúp giảm chi phí cấp vốn của các chính phủ trong khu vực, cho phép các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động cấp vốn.
Theo nhà chiến lược Wee-Khon Chong của Société Générale, sự chênh lệch tăng trưởng giữa các nền kinh tế châu Á mới nổi và các nước phát triển là động lực hàng đầu khiến nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi tức cao hơn từ thị trường nợ khu vực này.
Nguồn FT/DVT