Thị trường ngoại hối biến động mạnh, USD vẫn là vua
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) là những ngân hàng cuối cùng còn giữ mục tiêu chính sách dựa theo lạm phát.
Vài tháng trước đây, các quan chức ngân hàng trung ương bắt đầu mở rộng tầm nhìn chính sách. Điều này không có gì quá ngạc nhiên. 5 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, lãi suất ngắn hạn đã lùi gần về 0% ở nhiều nền kinh tế lớn và các ngân hàng trung ương bắt đầu nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn trì trệ, thất nghiệp vẫn cao trong khi lạm phát thấp điều đó buộc các nhà làm luật phải quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lạm phát.
Tháng trước, Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất siêu thấp đến khi tỷ lệ thất nghiệp xuống ít nhất 6,5%. Thống đốc tương lai của ngân hàng trung ương Anh Mark Carney cũng đề xuất nên đặt mục tiêu GDP danh thay vì chỉ mục tiêu lạm phát.
Xét quy mô nền kinh tế, các ngân hàng trung ương sẽ có nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng ngay cả khi lạm phát trên mục tiêu đề ra. Hơn nữa tại Nhật Bản, chính quyền mới đặt sức ép lên ngân hàng trung ương buộc ngân hàng này theo đuổi chính sách nới lỏng không giới hạn.
Từ năm 2011, ngân hàng trung ương Thụy Sỹ đã áp trần tỷ giá đồng franc và coi đây là mục tiêu cốt lõi của chính sách tiền tệ. Từ cuối năm ngoái, ECB cam kết sẽ giúp giảm chi phí đi vay cho chính phủ các nước eurozone bằng chương trình mua trái phiếu không giới hạn. Kết quả là, các cơ quan quản lý tiền tệ của thế giới đang vỡ vụn. Điều này là có thể có ba ý nghĩa chính cho thị trường ngoại hối trong vài năm tới.
Thứ nhất, nhà đầu tư sẽ theo sát các mục tiêu chính sách trong tương lai thay vì chỉ quan tâm đến mục tiêu lạm phát khi đánh giá liệu ngân hàng trung ương có thay đổi chính sách hay không.
Những mục tiêu này có thể bao gồm thất nghiệp Mỹ, lợi suất trái phiếu eurozone, tăng trưởng GDP danh nghĩa của Anh, dự trữ ngoại hối của Thụy Sỹ và Nhật Bản.
Thứ hai, kinh nghiệm của ngân hàng trung ương Thụy Sỹ và Fed chỉ ra tỷ giá sẽ giảm khi ngân hàng trung ương đặt các mục tiêu khác ngoài lạm phát. Đó là bởi vì qua thời gian, khi tăng trưởng kinh tế phục hồi, dòng tiền và nhu cầu nội tệ sẽ tăng trở lại.
Thứ ba, sự gia tăng bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ dẫn đến biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Khi các ngân hàng thay đổi biện pháp điều hành, nhà đầu tư ngoại hối cũng nên phản ứng kịp thời.
Trong ngắn hạn, đồng yên sẽ là đồng tiền rủi ro nhất do điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngược lại USD được coi là ổn định nhất trong năm 2013. Khi chương trình mua trái phiếu không giới hạn của ECB bắt đầu triển khai và ANh in thêm tiền kích thích kinh tế, USD sẽ tăng mạnh. Đà tăng này còn được hỗ trợ thêm khi kinh tế Mỹ phục hồi Fed ngừng chính sách nới lỏng định lượng.
Nguồn FT/Khampha