Thứ Bảy | 27/07/2013 10:55

Thị trường mới nổi rơi vào vũng bùn "đại giảm tốc"

Đà suy giảm của thị trường mới nổi không phải là khởi đầu của sự phá sản. Nhưng lại chính là một bước ngoặt đối với kinh tế thế giới.

Khi một nhà vô địch chạy nước rút mất đi tốc độ tốt nhất của mình, phải mất một thời gian để xác định xem anh ta chỉ tạm thời mất phong độ hay đã vĩnh viễn bước qua thời kì đỉnh cao của mình. Điều này cũng đúng với thị trường mới nổi, những người chạy nước rút của nền kinh tế thế giới thế kỉ XXI.

Trải qua một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đến sự bùng nổ toàn cầu và đã đẩy nền kinh tế thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính. Chính những người khổng lồ mới nổi ấy đã suy yếu nghiêm trọng.

Khối dẫn đầu các thị trường mới nổi, BRIC đang trải qua thời kì đại giảm tốc trong tăng trưởng.
Khối dẫn đầu các thị trường mới nổi, BRIC đang trải qua thời kì đại giảm tốc trong tăng trưởng.

Trung Quốc sẽ được may mắn nếu nền kinh tế dẫn đầu trong các thị trường mới nổi này đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm 2013. Dĩ nhiên, khác xa với tỷ lệ tăng trưởng quen thuộc, luôn ở mức hai con số mà đất nước này đã hy vọng trong những năm 2000.

Tăng trưởng ở Ấn Độ (khoảng 5%), Brazil và Nga (khoảng 2,5%) chỉ bằng một nửa những gì mà các nước này từng đạt được khi ở đỉnh cao của sự bùng nổ.

Nhìn chung, thị trường mới nổi có thể chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 5% của năm ngoái. Có vẻ đây là tốc độ nhanh so với những nước giàu chậm chạp, nhưng sẽ là một tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi thuộc diện chậm chạp nhất trong một thập kỷ qua (trừ năm 2009 khi các nước giàu giảm mạnh).

Đây chính là sự kết thúc của giai đoạn đầu đầy ấn tượng. Kỷ nguyên của thị trường mới nổi đã chứng kiến những cú nhảy vọt của nhiều nền kinh tế từ khi chiếm 38% sản lượng thế giới lên tới 50% (điều chỉnh theo ngang giá sức mua PPP) trong vòng thập kỷ qua.

Trong thời gian sắp tới, các nền kinh tế mới nổi vẫn sẽ tăng trưởng, nhưng sẽ dần dần chậm lại. Tác động ngay tức thì của sự suy giảm tốc độ tăng trưởng này có thể kiểm soát được, nhưng ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế thế giới sẽ rất sâu rộng.

Bước ra khỏi thời kì bùng nổ

Trong quá khứ, thời kỳ bùng nổ của thị trường mới nổi có xu hướng được theo sau bởi thời kì "bán thân" (điều này giúp giải thích tại sao, rất ít những nước nghèo có thể trở thành những người giàu có).

Còn hiện nay, những người bi quan có thể tìm thấy lý do để băn khoăn, ít nhất về những rủi ro của sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc hay động thái đột ngột thắt chặt tiền tệ trên hầu khắp toàn cầu. Nhưng lần này trông không giống một bức tượng bán thân của thị trương mới nổi cho lắm.

Các nền kinh tế mới nổi rơi vào vũng bùn, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng.

Trung Quốc đang đứng giữa quá trình thay đổi bấp bênh, từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư sang một hình thức cân bằng hơn, mô hình dựa trên chi tiêu. Bởi việc tăng đầu tư trong quá khứ đã sản sinh nhiều nợ xấu. Tuy nhiên, cần biết rằng, chính quyền trung ương Trung Quốc có đủ sức mạnh tài chính để vừa bù đắp thua lỗ, vừa kích thích nền kinh tế nếu cần thiết. Nếu thế, đó là một việc làm xa xỉ mà rất ít các nền kinh tế mới nổi có thể làm được.

Mặt khác, đối với những nền kinh tế giàu có, hiện vẫn còn đang ốm yếu, cũng có rất ít khả năng để chính sách tiền tệ đột ngột bị thắt chặt. Ngay cả khi điều đó xảy ra, thì hầu hết các nền kinh tế mới nổi đều đã có chiến lược phòng thủ tốt hơn hơn bao giờ hết, với chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, nguồn dự trữ ngoại hối lớn và nợ tương đối ít (ngược lại, sẽ là nhiều nếu tính theo đồng nội tệ).

Đó là tin tốt. Còn tin xấu là, những ngày của tốc độ tăng trưởng kỷ lục bị phá vỡ đã kết thúc. Đầu tư của Trung Quốc và mô hình xuất khẩu đã bước ra khỏi thời kì bùng nổ. Bởi vì dân số đang già đi nhanh chóng, cả nước sẽ có ít công nhân hơn, và bởi Trung Quốc ngày một thịnh vượng hơn nên khoảng cách để bắt kịp tốc độ tăng trưởng sẽ được rút ngắn lại. 10 năm trước, GDP đầu người của Trung Quốc bằng 8% so với Mỹ (tính theo ngang giá sức mua PPP), bây giờ con số ấy là 18%. Trung Quốc sẽ tiếp tục cuộc đuổi bắt, nhưng với một tốc độ chậm hơn.

Điều đó sẽ giữ chân những gã khổng lồ mới nổi khác. Bùng nổ tăng trưởng của Nga đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng giá năng lượng do nhu cầu phát triển của Trung Quốc. Brazil chạy hết tốc lực về phía trước với sự giúp đỡ của một sự bùng nổ sản xuất hàng hóa và tín dụng trong nước. Hiện tại, sự kết hợp hiện tại của lạm phát và tăng trưởng chậm cho thấy, giới hạn tốc độ kinh tế của Nga thấp hơn rất nhiều so với hầu hết mọi người nghĩ.

Điều này cũng đúng của Ấn Độ, quốc gia có GDP tăng gần gấp đôi qua hàng năm, khiến cho các nhà lãnh đạo chính trị và nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa khả năng nhanh chóng bắt kịp các nước giàu của một cộng đồng dân cư trẻ và nghèo, với những điều tất yếu sẽ xảy ra. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ có thể được đẩy lên một lần nữa, nhưng không phải không có các cải cách căn bản và gần như chắc chắn không thể đạt tốc độ đỉnh cao của những năm 2000.

Chặng đường dài phía trước

Đại giảm tốc có nghĩa là nền kinh tế mới nổi đang bùng nổ sẽ không còn bù đắp cho sự yếu kém ở các nước giàu. Nếu không có sự hồi mạnh mẽ ở Mỹ hay Nhật Bản, hoặc sự hồi sinh trong khu vực đồng euro, nền kinh tế thế giới khó có thể tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tốc độ mờ nhạt 3% hiện nay. Mọi thứ sẽ khá chậm chạp.

Những bất thường diễn ra trong suốt thập kỷ qua, cũng sẽ ngày càng trở nên rõ ràng. Việc bị chi phối bởi quy mô bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, không chỉ là kết quả của kích thước to lớn của quốc gia này, mà còn vì sự đột biến trong xuất khẩu, cơn khát hàng hóa và dự trữ ngoại hối.

Trong tương lai, tăng trưởng cân bằng hơn của các nước sẽ gây ra những gợn sóng nhỏ trên toàn thế giới. Sau Trung Quốc và Ấn Độ, trong 10 nền kinh tế mới nổi lớn nhất tiếp theo, từ Indonesia đến Thái Lan, tổng dân số còn nhỏ hơn riêng Trung Quốc. Tăng trưởng sẽ rộng hơn và ít phụ thuộc hơn vào các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).

Các chiến lược gia của nhiều tập đoàn cho rằng, các nền kinh tế mới nổi đang trên một đường thẳng tăng trưởng cực kì nhanh chóng và sẽ cần phải xem xét lại những tính toán của mình. Nhưng thách thức lớn nhất được dành cho chính trị gia của các nước đang phát triển, tại nơi những chính sách của họ sẽ thúc đẩy hoặc làm chậm tăng trưởng.

Cho đến nay, Trung Quốc dường như là quốc gia có nhiều cảnh báo và cam kết cải cách nhất. Ngược lại, tổng thống Nga, Vladimir Putin đang "ngủ gật" trên “đống” tài nguyên của chính quyền mà các khách hàng đang chuyển dần sang khí đốt. Ấn Độ có lợi thế dân số đông, nhưng cả quốc gia này và Brazil cần phải khôi phục nhiệt huyết cải cách của mình , hoặc tiếp tục gây thất vọng cho sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, mà gần đây đã xuống đường biểu tình ở Delhi và São Paulo.

Cũng có thể thay đổi trong thanh âm nền kinh tế. Trong những năm 1990, "Đồng thuận Washington" luôn rao giảng về tự do hóa kinh tế và nền dân chủ cho những nước mới nổi.

Trong vài năm qua, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, phố Wall co rút, Washington bế tắc và khu vực đồng euro đang tự tiến tới cửa tử. Trong bối cảnh đó, những chân lý tự do cũ đã bị đặt câu hỏi. Chủ nghĩa tư bản nhà nước và hiện đại hóa chế độ độc tài đã trở thành mốt. Nhưng "Đồng thuận Bắc Kinh" mang đến một cái cớ để cả nhà độc tài và người ủng hộ dân chủ từ bỏ tự do cải cách. Sự cần thiết của tăng trưởng có thể làm sống lại những quan tâm và thậm chí, phương Tây có thể phục hồi chút ít sự tự tin của mình.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện