Thị trường may mặc thế giới đang nhìn về Trung Quốc
Công ty sản xuất đồ thể thao Nike cho hay doanh số tại Trung Quốc giảm sút. Trong khi đó, VF, đơn vị sở hữu quần áo jean hiệu Lee, quần áo mặc ngoài trời The North Face và giày Timberland, cho biết họ đã phải tăng khuyến mại giảm giá nhiều mặt hàng.
Không những vậy, các công ty hoạt động tại Trung Quốc phải doanh số giảm. Giordano, công ty sản xuất đồ may mặc của Hong Kong, cho biết hơn 1300 cửa hàng của công ty tại đất nước đông dân nhất thế giới bị giảm 4% doanh số nửa đầu năm 2012. Nike, nhà sản xuất đồ thể thao hàng đầu thế giới, cũng cho biết đơn đặt hàng từ Trung Quốc tính tới tháng 08 giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, nhiều đơn vị bán lẻ vẫn trông chờ vào tăng trưởng của Trung Quốc, nơi mà công ty tư vấn Boston Consulting Group cho biết sẽ đóng góp tới 30% trong tăng trưởng của toàn bộ ngành công nghiệp may mặc trên thế giới trong vòng 5 năm tới.
Nhà sản xuất túi xách và hàng may mặc Coach cho hay sẽ đầu tư mạnh vào thị trường Trung Quốc để đưa nơi đây thành thị trường số 1 của hãng trong vòng 03 năm tới. Bên cạnh đó, hãng sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Macy's cũng đã đầu tư 15 triệu USD vào một website Trung Quốc.
Tổng doanh số bán quần áo và đồ may mặc tại Trung Quốc năm ngoái đạt 460 tỷ nhân dân tệ (khoảng 73 tỷ USD), theo Boston Consulting Group.
Nhiều công ty, ví dụ như Giordano, đang thay đổi chính sách bán hàng và marketing để tiến sâu hơn nữa vào thị trường tiềm năng này.
Theo dự báo, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh thời gian tới sẽ giúp các công ty may mặc có lợi trong dài hạn. Hiện nay, khoảng 247 triệu người Trung Quốc, tức 18% dân số, thuộc vào tầng lớp này. Ước tính đến năm 2020, con số này là 607 triệu người.
Với tiềm năng chi tiêu trung bình mỗi hộ gia đình từ 10 cho đến 100 USD/ngày, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ rất lớn trên thế giới.
Nguồn WSJ/Khampha