Thông thường, mục tiêu tăng lương hàng năm của Fed là 3,5% để phù hợp với mức lạm phát 2%. Ảnh: Getty Images.

 
Mỹ Quyên Thứ Sáu | 10/03/2023 17:46

Thị trường lao động Mỹ vẫn rất "cứng cỏi"

Lần cuối thị trường lao động Mỹ mạnh mẽ như hiện tại là vào năm 1969.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống 3,3%, thu nhập tăng vọt lên mức kỷ lục và lạm phát đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, phần lớn lương của người lao động vẫn bị cuốn trôi bởi chi phí tiêu dùng cao, mặc cho Cục Dự trữ Liên bang đã thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. 

Nhìn chung, các ngành công nghiệp về dịch vụ đang dẫn đầu về ​​tỉ lệ tăng trưởng việc làm trong tháng 1. Tuy nhiên, một ngách của lĩnh vực dịch vụ - du lịch và khách sạn - vẫn ở mức trước đại dịch. Các dịch vụ bán lẻ cũng có xu hướng tương tự.

Riêng ngành dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh đã tuyển thêm 1,5 triệu việc làm kể từ năm 2020. Lĩnh vực này bao gồm các dịch vụ pháp lý, kế toán, thú y, kỹ thuật và các dịch vụ chuyên ngành khác.

Bên cạnh đó vận tải và kho bãi cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Năm ngoái, lĩnh vực này đã tạo thêm trung bình 23.000 việc làm, tổng cộng gần 955.000 việc làm xuyên suốt đại dịch.

Mặc dù sản xuất không đạt mức tăng cao nhất, nhưng lĩnh vực này có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong tất cả, ở mức 2,4%. Tuy nhiên, ngành này phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

 

Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp chạm đáy, tăng trưởng tiền lương đang chậm lại. Vào tháng 1, tổng tiền lương đã giảm xuống 4,4% hàng năm, giảm từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ là 5,9% vào tháng 3 năm ngoái.

Đồng thời, tăng trưởng tiền lương giảm xuống dưới mức lạm phát khoảng 1%. Thông thường, mục tiêu tăng lương hàng năm của FED là 3,5% để phù hợp với mức lạm phát 2%.

Có thể bạn quan tâm:

 Sự thống trị của châu Á trong chuỗi cung ứng titanium toàn cầu

Nguồn Visual Capitalist