Ảnh: NBC News.
Thị trường dầu rúng động vì Mỹ siết lệnh trừng phạt Iran
Cụ thể, ông Trump đưa ra tuyên bố tất cả hoạt động dầu nhập khẩu dầu từ Iran phải chấm dứt trong vòng 1 tuần hoặc bị Mỹ trừng phạt. Chính quyền Trump cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ ngừng cấp lệnh miễn trừng phạt tới bất kỳ quốc gia nào đang nhập khẩu dầu thô hoặc khí ngưng tụ từ Iran vào ngày 2.5.
Điều này đã khiến giá dầu Brent đã tăng mạnh lên mức cao nhất tính từ tháng 10.2018, hiện đang ở mức 74,33 USD/thùng.
Tại Mỹ, hợp đồng dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 1,7 USD/thùng, tương đương 2,7%, lên mức 65,7 USD/thùng, phá vỡ đỉnh cao nhất kể từ mức 65,92 USD/thùng vào tháng 10/2018.
Hợp đồng tương lai dầu thô lần đầu tiên tạo đỉnh trong 4 tháng đầu năm 2019, sau báo cáo của Washington Post về chính sách mới của Trump.
Động thái bất ngờ này đang gây ra sự đột biến trong giá dầu, Michael Bradley, chiến lược gia trưởng tại ngân hàng đầu tư Tudor Pickering Holt.
“Thị trường đã bị bất ngờ khi ông Trump chỉ ra rằng các nước mua dầu của Iran sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ”, ông nói trong phần lưu ý. Ông nói thêm rằng: “Dù nhiều người dự đoán rằng Mỹ sẽ có hành động cứng rắn hơn trong việc gia hạn miễn trừng phạt cho một số quốc gia, hầu hết đều kỳ vọng về những sự ngoại lệ”.
Mỹ đã lại áp dụng các lệnh trừng phạt vào tháng 11.2018 đối với xuất khẩu dầu của Iran sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi hiệp định hạt nhân vào năm 2015, giữa Iran và các cường quốc khác trên thế giới. Tuy nhiên, Washington cho biết, họ đã chấp nhận lùi thời hạn ngừng nhập khẩu dầu từ Iran trong khoảng 6 tháng cho 8 quốc gia thuộc nhóm khách hàng lớn nhất của Iran bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhỹ Kỳ, Ý và Hy Lạp. Việc ngừng miễn trừng phạt cho phép Iran tiếp tục xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng/ngày, giảm từ mức khoảng 2,5 triệu thùng/ ngày trong năm 2018.
Quyết định chấm dứt miễn trừ đến trong lúc tình trạng thừa cung đang suy giảm nhanh chóng do những nỗ lực nhằm giảm sản lượng cung dầu mỏ trên thị trường trong những tháng qua, dẫn đầu bởi Ả rập Saudi. Nhà xuất khẩu dầu hàng đầu đang nỗ lực cùng OPEC và các nhà sản xuất khác, bao gồm cả Nga, để giảm 1,2 triệu thùng/ngày khỏi thị trường.
“Phản ứng từ thị trường mà chúng ta đang thấy hiện nay là do tình trạng khan hiếm nguồn cung vì những nỗ lực của Ả rập Saudi trong nhiều tháng qua”, ông John John Kilduff, đối tác sáng lập của quỹ phòng hộ năng lượng Again Capital, trao đổi với CNBC “Squawk Box” vào ngày 22.4.
Giá dầu Brent (giao dịch bên ngoài nước Mỹ) tăng 38% và giá dầu WTI (giao dịch tại Mỹ) tăng 45% trong năm nay, sau khi giảm trong những tháng cuối năm 2018. Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ làm việc với các thành viên của OPEC và các nước đồng minh, nhằm thống nhất đưa ra hành động kịp thời để đảm bảo nhu cầu toàn cầu vẫn được đáp ứng, sau khi loại dầu của Iran ra khỏi thị trường.
Bộ trưởng năng lượng Ả rập Saudi Khalid al Falih cho biết nước này sẽ “phối hợp với các nhà sản xuất dầu mỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo cho thị trường dầu toàn cầu không bị mất cân bằng. Ông nói thêm: “Trong vài tuần tới, Ả rập Saudi sẽ thảo luận với các nước sản xuất và các quốc gia tiêu thụ dầu chủ chốt khác để đảm bảo thị trường dầu ổn định”.
OPEC và các đồng minh dự kiến sẽ họp vào cuối tháng 6 để quyết định có nên nâng giới hạn sản xuất hay tiếp tục kiểm soát sản lượng.
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc và Thổ Nhỹ Kỳ, cũng không đồng ý với chính sách của Mỹ dành cho Iran trong tuyên bố vừa qua.
Trong khi đó, nhà sản xuất dầu lớn của OPEC là Libya cũng cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng bao lực leo thang, điều nhiều khả năng sẽ tiếp tục đe dọa nguồn cung dầu. Tình hình ở Libya có thể dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng trong nguồn cung dầu, Kang Wu, người đứng đầu khối phân tích Châu Á tại S&P Global Platts cho biết.
“Lybia đang sản xuất 1,1 triệu thùng/ngày. Nếu có bất ổn xảy ra, khoảng 300.000 – 400.000 thùng/ngày có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức", ông nói.
Đồng thời, ông cũng cho biết thêm rằng nguồn cung dầu sẽ phụ thuộc nhiều vào phản ứng của Ả Rập Saudi với tình hình này và cho rằng nước này đủ năng lực để dàn xếp ổn thỏa. Ông nhận định: "Tuy nhiên, mối lo ngại về nguồn cung sẽ gây áp lực lên giá dầu trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi".
Nguồn CNBC