Chứng khoán toàn cầu đã phải chịu đợt sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm qua. Ảnh: Nick Chong
Thị trường chứng khoán toàn cầu ghi nhận tuần lễ "ác mộng" nhất sau hơn 1 năm
Chứng khoán toàn cầu đã phải chịu đợt sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm qua, cổ phiếu Netflix bị thua lỗ nặng khiến cho cổ phiếu công nghệ nói chung bị bán tháo và đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Các nhà đầu tư cũng gấp rút ngừng đầu cơ tích trữ khi Cục Dự trữ Liên bang tiến hành thắt chặt chính sách tài chính. Cổ phiếu sụt giảm đặc biệt nghiêm trọng ở Mỹ, nơi nhiều công ty công nghệ cao đã được niêm yết vào năm ngoái. Ngay cả chỉ số của Nasdaq Composite (sàn có tỷ lệ cổ phiếu công nghệ cao), cũng đã giảm 7,6% trong tuần này, mức trượt lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid làm rung chuyển thị trường tài chính Mỹ vào tháng 3 năm 2020.
Chỉ số cổ phiếu bluechip S&P 500, thước đo hiệu suất của thị trường chứng khoán Mỹ trị giá 50 nghìn tỉ USD, giảm 5,7% trong tuần qua. Hơn 2/3 số công ty trên sàn đang điều chỉnh kỹ thuật - hoặc giảm ít nhất 10% so với mức cao kỷ lục - bao gồm 149 cổ phiếu giảm từ 20% trở lên. Chỉ số FTSE All-World của thị phần phát triển và mới nổi đã giảm 4,2% kể từ thứ Sáu tuần trước, ghi nhận mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2020.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc trong khi cổ phiếu công nghệ kéo điểm chuẩn xuống còn thấp hơn. |
Netflix là một trong số các cổ phiếu Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 22% sau khi công ty cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng thuê bao sẽ chậm lại đáng kể. Sự sụt giảm này đã làm thất thoát khoảng 49 tỉ USD so với mức định giá của Netflix, hay gần bằng giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn thực phẩm Kraft Heinz.
Chứng khoán toàn cầu đã phải chịu đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2020. |
Sự sụt giảm trên thị trường đã khiến nhiều nhà đầu tư mua chứng khoán phái sinh để tự “cứu" lấy mình.
Các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất bốn lần trong năm nay và chấm dứt các biện pháp kích thích kinh tế khác. Sự đảo chiều của Fed đã tác động sâu sắc đến thị trường kho bạc trị giá 22 nghìn tỉ USD, “xương sống” của hệ thống tài chính toàn cầu, đóng vai trò thước đo để định giá tất cả các tài sản khác.
Lợi tức Kho bạc cũng đã tăng cao hơn trong năm nay, thúc đẩy thị trường chứng khoán xoay chuyển mạnh mẽ khỏi cổ phiếu công nghệ và chuyển sang cổ phiếu của các doanh nghiệp phát triển song song với sự phục hồi kinh tế. Ngay cả khi giá Kho bạc ổn định, lợi suất thực tế kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng, trong thời gian ngắn đã chạm mức âm 0,54%, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Lợi suất thực tế đã tăng đột biến khi các nhà đầu tư sẵn sàng cho việc tăng lãi suất của Fed |
Các tài sản khác từng thịnh hành cũng đã có một khởi đầu khó khăn trong năm khi lợi suất thực đã tăng từ âm 1,1% vào cuối năm 2021. Bitcoin, một tài sản có tính đầu cơ cao, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11 năm 2021, đã giảm 17% vào năm 2022. Trong khi chỉ số của các cổ phiếu công nghệ không sinh lời được đối chứng bởi Goldman Sachs đã giảm hơn 1/5 giá trị cùng thời điểm đó.
Thị trường chứng khoán cũng giảm trên khắp châu Âu, với chỉ số vốn chủ sở hữu Stoxx 600 trong khu vực giảm 1,4% trong tuần, mức giảm thứ ba liên tiếp trong tuần.
Nguồn Financial Times