Thứ Sáu | 19/10/2012 13:15

Thị trường chứng khoán Mỹ 25 năm sau "Ngày thứ hai đen tối"

25 năm sau ngày thứ 2 đen tối 19/10/1987, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn không thể khôi phục lòng tin của nhà đầu tư.
Kể từ năm 2008, các nhà đầu tư đã rút 440 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu của Mỹ và khối lượng giao dịch đạt mức thấp nhất 4 năm, dữ liệu của Bloomberg cho thấy.

Các nhà đầu tư đã rời khỏi thị trường chứng khoán ngay cả sau khi chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke giữ mức lãi suất gần bằng 0% năm thứ 4 liên tiếp. Xu hướng này khiến chỉ số Dow Jones vẫn thấp hơn 23% so với mức đỉnh của thị trường chứng khoán vào tháng 10/2007.

Chỉ trong 1 ngày 19/10/1987, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 508 điểm.
Các nhà đầu tư tại các sàn giao dịch gần như rơi vào trạng thái hoảng loạn

Lượng giao dịch trung bình hàng ngày của thị trường chứng khoán Mỹ trong quý III là 6 tỷ giao dịch, mức thấp nhất kể từ năm 2008 và chỉ hơn một nửa mức trung bình là 10,9 tỷ giao dịch trong 3 tháng đầu năm 2009. Trong tổng cộng 13 quý vừa qua thì có 12 quý khối lượng giao dịch giảm do các nhà đầu tư rút tiền khỏi các quỹ chứng khoán Mỹ năm thứ 5 liên tiếp, số liệu tổng hợp của Bloomberg cho thấy.

Xu hướng này được thúc đẩy 1 phần do chỉ số Dow Jones giảm 34% vào năm 2008, đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất 7 thập kỷ qua.

"Ngày thứ hai đen tối" được coi là cơn khủng hoảng tồi tệ nhất của thế kỷ XX.
"Ngày thứ hai đen tối" được coi là cơn khủng hoảng tồi tệ nhất của thế kỷ XX.

Ngày thứ hai đen tối là tên mà giới tài chính đặt cho ngày thứ Hai 19/10/1987 khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 508 điểm xuống còn 1.739 điểm (tương đương giảm gần 23%) gây thiệt hại khủng khiếp cho thị trường chứng khoán Mỹ với 560 tỷ USD.

Chỉ số Dow Jones từ ngày 1/7/1987 đến ngày 1/1/1988
Chỉ số Dow Jones từ ngày 1/7/1987 đến ngày 1/1/1988

"Thảm họa" này đã nhanh chóng lan rộng trên khắp thế giới. Trong ngày đó, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế giao dịch bởi vì số lượng lệnh bán đưa ra quá nhiều, vượt khả năng xử lý của máy tính thời đó. Ngoài ra, việc hạn chế như thế còn nhằm mục đích tạo thời gian cho Fed và các ngân hàng trung ương khác bơm tiền vào (tăng mức thanh khoản) nhằm giảm tốc độ sụt giá.

Vào cuối tháng 10 năm đó, các thị trường chứng khoán của Hong Kong đã tụt 45,8%, Australia 41,8%, Tây Ban Nha 31%, Anh 26,4%, Mỹ 22,68% và Canada 22,5%.

Nguồn Bloomberg/Khampha


Sự kiện